Tổng quan thị trƣờng thủysản EU

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1 Tổng quan thị trƣờng thủysản EU

a) Nhu cầu và xu hướng tiêu thụ thủy sản của EU

Về nhu cầu tiêu thụ

Theo đài quan sát Thị trường châu Âu đối với Khai thác và nuôi trồng thủy sản (EUMOFA), mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng 24,3 kg/người/năm, giảm so với mức tiêu thụ bình quân 24,9 kg trong năm 2016. Tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12,77 triệu tấn/năm. Nguồn cung thủy sản từ ngoài khối EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu từ bên ngoài EU là các nước Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Maroc và Ấn Độ. Đa phần người dân EU đều ăn cá hoặc thủy sản ít nhất 1 lần/tuần.

Về xu hướng tiêu thụ

Liên minh châu Âu (EU) có 27 quốc gia thành viên với dân số là 447 triệu người (tháng 1/2021 theo thống kê của Eurostat). Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU rất cao và là khu vực thị trường có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, nhập khẩu thủy sản cao nhất thế giới hiện nay.

Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở EU thường theo thứ tự sau: Đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản có xuất xứ ở Châu Âu, sau đó những sản phẩm thủy sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, giá của sản phẩm thủy sản đó so với những sản phẩm có tính chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng. Người dân EU thường xuyên ăn thủy sản tươi sống ở nhà hàng vì họ cho rằng thủy sản tươi sống sẽ ngon hơn khi biết cách chế biến và các nhà hàng sẽ chế biến thủy sản tươi sống tốt hơn ở nhà. Trong khi những sản phẩm thủy sản đông lạnh, sơ chế, dễ chế biến sẽ được dùng nhiều hơn ở nhà, bếp ăn tập thể. Những sản phẩm thủy sản đóng hộp luôn được lựa chọn cho những chuyến du lịch ngắn ngày.

Ngoài ra những yếu tố liên quan tới văn hóa, mức thu nhập của người dân từng quốc gia, khu vực sẽ tác động mạnh tới xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU. Xu hướng tiêu dùng thủy sản của EU khi có dịch Covid-19 là những sản phẩm thủy sản có mức giá trung bình như thủy sản sơ chế đông lạnh, dễ chế biến tại nhà và thủy sản đóng hộp có nhu cầu tăng mạnh do tính tiện dụng trong bối cảnh phải giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Đây là những yếu tố nổi bật trong xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

20

Dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản ở EU mà chỉ thay đổi ở giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm. Cụ thể như trước đây nhu cầu tiêu dùng tôm cỡ to, tôm sú nhiều hơn, thì nay chuyển dần sang tôm sú cỡ nhỏ và trung bình hoặc tôm thẻ có mức giá phù hợp trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu. Những sản phẩm tôm phục vụ nhà hàng, thủy sản tươi sống phục vụ nhà hàng cũng ít được tiêu d ng do đặc thù giãn cách xã hội. Những sản phẩm thủy sản có tính tiện dụng tiêu dùng ở nhà đang là lựa chọn của phần đông người tiêu dùng thủy sản ở EU. Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân thiện là không thay đổi.

Xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới có thể sẽ thay đổi khi dịch Covid-19 được kiểm soát bằng việc tiêm vắc xin trên diện rộng. Khi đó xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU có thể sẽ dần trở lại như trước đó. Dự đoán, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới sẽ tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thị phần thủy sản của Việt Nam sẽ tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU tận dụng tốt hơn những lợi thế từ EVFTA

b) Khả năng đáp ứng cầu thị trường thủy sản EU của Việt Nam

Đánh giá từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), hiện EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản đều đang ở mức thấp, chưa tương xứng với dung lượng thị trường và quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - EU.

Thị trường EU hiện là thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Thủy sản Việt Nam cũng được EU công nhận và xếp vào nhóm 1 từ năm 2000. Cùng với lượng hàng xuất khẩu sang các nước EU liên tục tăng vọt thì cũng có không ít lô hàng bị cảnh báo và trả về. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có 183 lô hàng thủy sản bị cảnh báo, chiếm 31% tỷ lệ hàng xuất khẩu. Văn phóng SPS Việt Nam cho biết, đa số các lô hàng thủy sản bị cảnh báo đều không đạt tiêu chuẩn vật lý, hóa học, sinh học. Trong đó, tổng số lô hàng không đạt tiêu chuẩn về sinh học chiếm tỷ lệ cao. Ngoài các tiêu chuẩn chi tiết về sản phẩm thủy sản xuất khẩu thì một yêu cầu khắt khe chung đang đặt ra. Các nước EU đều nhập khẩu theo tiêu chuẩn chung là GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) nhưng hiện nay sản phẩm thủy sản của Việt Nam chỉ mới đạt chuẩn VietGAP. Đây là vấn đề khó buộc nhà xuất khẩu phải đáp ứng tốt, nếu không dễ bị thị trường nhập khẩu “sa thải.”

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tiến sỹ Claudio Dordi lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần chú trọng tăng cường việc ghi nhãn xuất sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cũng như thương hiệu sản phẩm thủy sản

21

xuất xứ Việt Nam. Đây cũng là lý do mà hiện nay hầu hết sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được đóng gói tại nước nhập khẩu với tên khác. Điều này đang tạo ra mức giá mới nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không được hưởng lợi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam hiện thấp hơn so với EU. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật tại thị trường nhập khẩu EU.

c) Quy định tiêu chuẩn thủy sản xuất khẩu sang EU

 Những yêu cầu bắt buộc:

Thứ nhất, Quy tắc truy xuất nguồn gốc

Quy tắc về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản NK vào thị trường EU (số 1379/2013) có hiệu lực từ tháng 12/2014. Theo quy định, nhãn sản phẩm phải cung cấp thông tin chính xác về việc thu hoạch và sản xuất. Điều này áp dụng cho tất cả các thủy sản chưa qua chế biến và chế biến. Hệ thống dán nhãn mới cung cấp người tiêu d ng cơ hội để lựa chọn thủy sản thu hoạch với các phương pháp bền vững hơn và có nguồn gốc rõ ràng. Một trong những thay đổi quan trọng nhất là yêu cầu xác định ngư cụ sử dụng và diện tích thu hoạch. Như vậy, DN cần đảm bảo tuân thủ về nhãn. Ngoài ra, DN có thể có hệ thống cung cấp cho người mua thông tin chính xác về nguồn gốc của sản phẩm.

Thứ hai, Chứng nhận khai thác thủy sản - chống đánh bắt trái phép

IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là tên viết tắt của các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Theo quy định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức ít nhất gấp 5 lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm,…

Để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, thủy sản khai thác để xuất khẩu hoặc chuyển lên các tàu tại EU phải có chứng nhận khai thác. DN phải yêu cầu cơ quan thẩm quyền tại địa phương đưa ra giấy chứng nhận khai thác với sản lượng khai thác dành cho các thị trường EU. Nếu một quốc gia không tuân thủ các hướng dẫn của châu Âu để ngăn chặn và loại bỏ khai thác IUU, nước đó có nguy cơ bị EU cấm nhập khẩu tạm thời. Điều này đã xảy ra với Belize, Campuchia, Guinea và Sri Lanka.

Thứ ba, Yêu cầu về vệ sinh

Có rất nhiều yêu cầu mà sản phẩm thủy sản phải đáp ứng, nhưng để tổng hợp lại thì chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh. Các yêu cầu bao gồm các tiêu chuẩn sức khỏe thủy sản: chất gây ô nhiễm và vi sinh gây ô nhiễm; đóng gói và lưu trữ - nhiệt độ nơi lưu trữ và trong thời gian vận chuyển cũng phải được kiểm soát. Việc thực hiện

22

HACCP là một trong những biện pháp căn bản nhưng vệ sinh chung tại cơ sở sản xuất cũng phải tốt. Người mua hàng rất quan tâm đến cách vệ sinh tại cơ sở sản xuất. DN phải đưa ra các biện pháp thích hợp. Điều này có tính then chốt thu hút khách hàng tiềm năng.

Thứ tư, Yêu cầu về các chất gây ô nhiễm

Sản phẩm có thể chứa chất gây ô nhiễm do trong quá trình sản xuất hoặc do môi trường. Luật của EU giới hạn các chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm bao gồm các kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân; dioxin và PCP (pentachlorophenol); PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons).

Vi sinh vật gây ô nhiễm là khi vi khuẩn vô tình xuất hiện trong sản phẩm. EU có quy định số 2073/2005 về tiêu chuẩn vi sinh. EU cũng kiểm tra vi sinh như kiểm tra chất gây ô nhiễm. Ô nhiễm vi sinh có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp vệ sinh thích hợp. Trong nhiều trường hợp, cơ sở sản xuất gặp khó khăn vì không thể kiểm soát vi sinh trong nguyên liệu. Do đó, cần có tiêu chuẩn tối thiểu đối với nguồn cung cấp và phải kiểm tra trước khi nhận hàng.

 Những yêu cầu chung

Yêu cầu chung, là những điều mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều thực hiện, nói cách khác, là những điều DN cần phải tuân thủ để theo kịp với thị trường đó là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

IFS và BRC là các chương trình chứng nhận an toàn thực phẩm thường được yêu cầu nhiều nhất. Hai tiêu chuẩn thực phẩm thiết yếu đối với nhà cung cấp để thâm nhập thị trường bán lẻ. Yêu cầu về an toàn thực phẩm đang ngày càng tăng. Khách hàng (người tiêu dùng) và các cấp chính quyền ngày càng đưa ra những yêu cầu cao hơn về việc thực phẩm mà chúng ta sử dụng phải đạt chất lượng và an toàn cao. Những yêu cầu này đầu tiên thường liên quan trực tiếp đến những nhà bán lẻ, nhưng ngày nay thì trách nhiệm đó đã được mở rộng đến toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm các nhà sản xuất thực phẩm, nhà sản xuất sơ cấp và nhà vận chuyển.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)