5. Kết cấu đề tài
2.2.2 Về cơ cấu mặt hàng xuấtkhẩu
Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm, cá biển, mực, bạch tuộc và các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ của thế giới nói chung và của EU nói riêng.
27
Bảng 2.2: Kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU giai đoạn 2018 - 6T 2021
Đơn vị: triệu USD Mặt hàng Năm Cá Tôm Mực, bạch tuộc Thủy sản khác 2018 307,1 838,3 53,6 152,7 2019 492,3 689,8 49,5 148,2 2020 411,5 591,6 45,2 135,8 6T 2021 151,053 255,7 19,1 78,057
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Về mặt hàng tôm
Kết thúc năm 2018, xuất khẩu tôm của Việt Nam không khả quan như mong đợi, giảm 7,8% so với năm 2017.Giá tôm trong nước có lúc giảm 20-30% cũng ảnh hưởng tới nguồn cung và nhu cầu thị trường và giá trị XK. Nguồn cung từ các nước sản xuất tôm như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tăng, nên tôm Việt Nam không thể xuất mạnh sang thị trường này. EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 838,3 triệu USD, giảm 2,8%. Xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm và có xu hướng giảm trong nửa cuối năm.
Trong năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Riêng trong quý IV/2019, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 176,4 triệu USD, giảm 7,1% so với quý IV/2018. Trong quý cuối cùng của năm 2019, XK tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm. Cả năm 2019, XK tôm sang EU chỉ tăng nhẹ trong tháng 7 và 11, các tháng còn lại đều giảm. Trong đó Tôm chân trắng là sản phẩm chủ đạo XK sang EU, chiếm tỷ trọng 79,9% tổng các sản phẩm tôm xuất sang EU, tôm sú chiếm 12,2%, còn lại là các sản phẩm tôm biển. Giá trị XK các sản phẩm tôm chân trắng sang EU trong năm 2019 giảm mạnh hơn giá trị XK tôm sú sang thị trường này. Dưới đây là biểu đồ kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường EU. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy được sự giảm đáng kể trong kim ngạch của mặt hàng tôm khi xuất khẩu sang thị trường này.
Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%. Như vậy, mặc dù có những thời điểm trồi sụt thất thường trong năm vì dịch bệnh, thị trường xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất khẩu thủy sản năm 2020. Theo
28
VASEP, lĩnh vực xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2020 hoạt động tốt mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, ở cả các nước nhập khẩu và các nước nguồn cung. Nhưng đến cuối năm, đã có cú nước rút ngoạn mục. Điều đáng lưu ý là xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6, nhưng từ tháng 7 và 8-2020 bắt đầu bật tăng so với những tháng trước đó. Cụ thể, tháng 7-2020 đạt 54,2 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7-2019; tháng 8-2020, đạt 394,6 triệu USD, tăng gần 12% so với tháng 8-2019, và tăng 7,2 lần so với tháng 7-2020. Điều này được cho là nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8-2020.
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Biểu đồ 2.2: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trƣờng EU theo quý năm 2020-2021
Từ biểu đồ thống kê cho biết xuất khẩu tôm sang thị trường EU 6 tháng đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%. Theo số liệu thống kê được từ Cục Hải quan, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh do tôm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay. Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Về mặt hàng mực và bạch tuộc
EU là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 12,4%. Nếu như năm 2017, xuất khẩu mực Việt Nam sang thị trường này đạt tốc độ tăng trưởng trên 50% thì năm 2018 xuất khẩu sang thị trường này giảm 21,7% đạt trên 40triệu USD do tác động của thẻ vàng IUU. Trong tổng cơ cấu sản phẩm mưc, bạch tuộc xuất khẩu sang EU, mực chiếm tỷ trọng áp đảo 70%, còn lại bạch tuộc chiếm 30%. Trong số các sản phẩm mực xuất khẩu sang EU, mực sống/tươi/đông lạnh
29
(thuộc mã HS03) chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng giá trị XK giảm mạnh nhất 37,2%. Mực khô, nướng, (thuộc mã HS03) chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng giá trị XK tăng cao nhất. Tính tới cuối năm 2018, NK mực vào EU đạt 53.6 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó Pháp và Bồ Đào Nha là 2 nước NK lớn nhất mặt hàng này trong khối.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trƣờng EU giai đoạn 2018 – 6T 2021
Nhìn vào biểu đồ ta thấy xuất khẩu mực, bạch tuộc sang liên tục giảm mạnh do chịu tác động của thẻ vàng IUU, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Tuy nhiên, tháng 8/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đã tăng trở lại 10% đạt 5,8 triệu USD. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Pháp tăng trên 101% đạt 0,7 triệu USD. Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mang lại ưu đãi thuế cho xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU giúp xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU trong những tháng cuối năm đạt được nhiều kết quả tốt. Tính đến 6 tháng đầu năm 2021 nhờ tăng trưởng tốt EU đã vượt qua Thái Lan trở thành thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 10,8% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.
Về mặt hàng cá
Cá ngừ các loại và cá tra, là 2 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị EU, trong đó cá ngừ các loại tăng trưởng tốt, trong khi đó xuất khẩu cá tra giảm mạnh. Cá ngừ các loại chiếm 25,2% về lượng và chiếm 14% về trị giá; cá tra chiếm 15,8% về lượng và chiếm 7,1% về trị giá trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. 0 10 20 30 40 50 60
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 6T 2021
Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trƣờng EU giai đoạn 2018 - 2020 và 6T 2021
30
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Biểu đồ 2.4: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU theo quý năm 2020-2021
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ các loại của Việt Nam tới thị trường EU trong quý II/2021 đạt 9,36 nghìn tấn với trị giá 45,05 triệu USD, tăng 43,9% về lượng và tăng 59,3% về trị giá so với quý I/2021; tăng 41,3% về lượng và tăng 50,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung nửa đầu năm 2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tới thị trường EU đạt 15,87 nghìn tấn với trị giá 73,33 triệu USD, tăng 39,3% về lượng và tăng 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 15,2% về lượng và chiếm 15,1% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.
31
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Biểu đồ 2.5: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU theo quý năm 2020-2021
Theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định EVFTA, các sản phẩm cá tra xuất khẩu vào EU được giảm thuế về 0% sau 3 năm khi EVFTA có hiệu lực, riêng cá tra hun khói là 7 năm. Tuy vậy, trong những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra của Việt Nam tới thị trường EU gặp nhiều khó khăn trước tác động của dịch Covid-19. Trong quý II/2021, xuất khẩu cá tra của Việt Nam tới thị trường EU đạt 14,2 nghìn tấn với trị giá 32,1 triệu USD, tăng 26,8% về lượng và tăng 26,4% về trị giá so với quý I/2020; tăng 6,5% về lượng và giảm 3,8% về trị giá so với quý II/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra của Việt Nam tới EU đạt 25,4 nghìn tấn, trị giá 57,52 triệu USD, giảm 12,2% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm2020. Trong đó Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia... lần lượt là những thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất của EU.
Như vậy, Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu nhu cầu các loại thủy sản thế giới nói chung và tại EU nói riêng dự kiến tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu của EU hồi phục trong khi nguồn cung của thế giới còn hạn chế. Tuy vậy, sức ép cạnh tranh và những quy định, rào cản kỹ thuật vẫn đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho ngành thủy sản Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh quốc tế nói chung và ngay cả một số thị trường sở tại châu Âu nói riêng, hiện đang có xu hướng đưa ra quy định, tiêu chí khắt khe hơn đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Châu Âu - thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
32