Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG mỹ NGHỆ TỈNH THANH hóa (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.1 Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Thực hiện tốt công tác phát triển doanh nghiệp, chủ động xác định chiến lược mặt hàng và thị trường xuất khẩu của mình; thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Để có thể tăng kim gạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu thị trường để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thế giới. Các doanh nghiệp phải luôn thay đổi mẫu mã, đa dạng hàng hóa sản phẩm đồng thời cần xây dựng thương hiệu sao cho các sản phẩm của mình vừa tạo được vị thế trên thị trường đồng thời tránh được tình trạng bị mất mẫu mã sản phẩm. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường hợp lý. Phải nghiên cứu kỹ thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kinh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả… ta cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường: nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng; hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng, duy trì chất lượng sản phẩm.

Tăng cường hoạt động marketing: trong thời gian qua, hoạt động marketing của doanh nghiệp còn mờ nhạt, thiếu tính chủ động. Trong những năm tới, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần sử dụng cho mình một chiến lược nghiên cứu thị trường cụ thể, thành lập một bộ phận chuyên biệt nghiên cứu thị trường. Các nhân viên phòng ban cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về marketing, thị trường quốc tế và cần có chi phí thỏa đáng cho lĩnh vực này. Để phát hiện thị hiếu người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nước ngoài đối với hàng thủ công mỹ nghệ doanh nghiệp có thể đều đặn thăm các cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác. Các cửa hàng lưu niệm, các siêu thị, trung tâm thương mại của các công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ hàng đầu của Việt Nam. Các tạp chí chuyên ngành, tư vấn tiêu dùng,… nghiên cứu các trang Web và các sản phẩm được trưng bày từ các công ty hàng đầu của Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực mua bán hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các cửa hàng trên mạng ở những nước phát triển. Tham gia hội chợ triển lãm quốc tế và hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ngoài trước khi quyết định mang sản phẩm của mình trưng bày ở các nước, đồng thời giới thiệu sản phẩm của mình trên các trang Web riêng biệt để nhận được sự phản hồi trực tiếp từ khách hàng nước ngoài.

Thực hiện tốt chính sách đa dạng hóa sản phẩm: hiện nay, do nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng cao. Vì vậy, cần tiến hành đa dạng hóa sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất các mặt hàng có nhu cầu. Đồng thời, cần sản xuất ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt: với phương châm lấy giá cả làm công cụ cạnh tranh, việc xây dựng được một chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý sẽ là điều kiện quan trọng để đầy mạnh xuất khẩu.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm xuất khẩu: chất lượng giá cả là những vấn đề có ý nghĩa sống còn của doanh

nghiệp. Có ý nghĩa quyết định sức mạnh cạnh tranh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới.

Nâng cao năng lực thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng: hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng có tính thời trang. Ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả thì yếu tố hợp với thời trang cũng quyết định tới tình hình tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm chất lượng tốt giá cả hợp lý nhưng lỗi thời thì cũng khó cạnh tranh trên thị trường. Do vậy nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã cho sản phẩm là một công việc rất cần thiết để tạo đà nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Để đảm bảo nguyên liệu ổn định cho sản xuất, các doanh nghiệp cần hết sức coi trọng mối liên kết với người sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào, quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Quan tâm đổi mới thiết bị và công nghệ: sản phẩm mang nặng tính thủ công dẫn đến chất lượng không ổn định, mẫu mã đơn điệu, kiểu dáng bao bì kém hấp dẫn là hệ quả của một quy trình sản xuất thủ công. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường để có thể cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu thì yêu cầu đổi mới, cải thiện công nghệ nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện như:

- Cần có sự kết hợp đan xen giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại,

giữa thủ công và cô khí sao cho đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, công nghệ và vệ sinh môi trường.

- Tận dụng hợp tác với đối tác để đưa hỗ trợ đầu tư chiều sâu cho sản phẩm. Thông

qua việc các đối tác cử các chuyên gia sang hướng dẫn công nghệ sản xuất, các làng nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nên nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm.

Đặc biệt đối với các yêu cầu về tính thẩm mỹ để sẵn phẩm tạo ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Các công ty trong các lĩnh vực chuyên ngành nên có những hỗ trợ tích cực cho các

làng nghề tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Về tổ chức liên kết: cần thực hiện tốt liên kết giữa các bộ phận về sản xuất, cung ứng ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức tiêu thụ sản phẩm; Liên kết trong và ngoài nước, liên kết giữa các thành phần kinh tế thông qua các hợp đồng khả thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi pháp nhân phát huy tính chủ động và thế mạnh của mình trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Chú trọng giữ vững và mở rộng thị trường: song song với việc nghiên cứu thị trường, việc duy trì các mối quan hệ làm ăn với khách hàng truyền thống, khách hàng đã từng có quan hệ với doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng. Đồng thời phải có chiến lược nhằm mở rộng các mối quan hệ tìm kiếm khách hàng mới là một trong những biện pháp tích cực để phát triển thị trường xuất khẩu.

Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kĩ thuật giỏi và công nhân lành nghề. Hiện nay những nghệ nhân có tay nghề cao đang ngày một ít dần. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này cần tạo nhiều điều kiện hơn để động viên khuyến khích giới trẻ có tâm huyết với nghề gắn bó lâu dài với các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa và công nghiệp hóa nhằm nâng cao năng suất lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình định hướng cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực. Nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tổ chức sắp xếp lại quy trình sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các mô hình quản lý kinh doanh tiên tiến, tăng cường triển khai các hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh. Khai thác những tiện ích của công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất và khai thác thông tin thị trường, cập nhật cơ chế chính sách mới.

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động: nhân lực là

một trong bốn yếu tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất. Do đó đào tạo nguồn nhân lực luôn luôn là công việc cần thiết đối với doanh nghiệp nói chung. Con người là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý.

Do đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân là công việc cần thiết. Để đảm bảo trình độ cho các khâu quản lý kinh doanh, chỉ đạo sản xuất, thiết kế sản phẩm, quản lý chất lượng, cần:

➢ Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý:

- Thường xuyên gửi cán bộ trẻ, có triển vọng đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo cán

bộ kinh doanh uy tín trong nước hoặc ngoài nước. Thông qua việc đào tạo giúp họ quan điểm mới về thị trường, nắm bắt và xử lý những thông tin về thị trường, một số hình thức kinh doanh mới. Đồng thời cũng có nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo lại một số cán bộ làm công tác suất nhập khẩu để họ có

cơ hội nâng cao nghiệp vụ, đồng thời cần kết hợp nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trên cơ sở đó không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

- Tạo điều kiện thuận lợi và có những yêu đãi thỏa đáng cho một số cán bộ kinh

doanh ra nước ngoài để thăm quan trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thị trường.

- Đào tạo đội ngũ nhân viên kĩ thuật làm nhiệm vụ giám định hàng hóa trước khi

giao hàng, kiểm tra chất lượng, mẫu mã theo đúng hợp đồng, có thể mời các chuyên gia về hướng dẫn, đào tạo tại chỗ để có thể áp dụng ngay vào thực tế.

➢ Đối với đội ngũ công nhân, thợ thủ công.

- Hằng năm có kế hoạch cụ thể để mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ,

tay nghề cho công nhân, đặc biệt là trước khi đưa máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ mới vào sản xuất. Tổ chức các cuộc thi kiểm tra tay nghề trên cơ sở phân loại lao động để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Đối với công nhân có tay nghề kém cần phân ra hai loại: công nhân yếu kém về kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết và công nhân yếu kém về tay nghề.

- Đối với công nhân yếu kém về kiến thức chuyên môn: cần tổ chức lớp bồi dưỡng

về trình độ chuyên môn tay nghề và khả năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ thuật theo điều kiện cụ thể.

- Đối với công nhân yếu tay nghề: tùy theo tình hình sản xuất mà tổ chức đào tạo tập trung hay tổ chức đào tạo kem cặp với những công nhân có tay nghề cao có kinh nghiệm.

- Động viên tinh thần cho người lao động, tạo ra thế hệ công nhân mới, từ đó nâng

cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để làm tốt điều này nên giáo dục ý thức lao động, xóa bỏ tâm lý, phong cách của nền sản xuất nhỏ, xây dựng tác phong công nghiệp, đó là tinh thần làm việc dân chủ, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Tính cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với chuyên gia giỏi, những

nghệ nhân có trình độ, tay nghề cao để duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG mỹ NGHỆ TỈNH THANH hóa (Trang 36 - 40)