Những giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG mỹ NGHỆ TỈNH THANH hóa (Trang 40 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.2 Những giải pháp từ phía Nhà nước

a. Xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh.

Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu sẵn trong nước, nguyên liệu phụ liệu nhập khẩu không đáng kể, thường chỉ chiếm từ 3 - 5 % giá trị hàng hóa được sản xuất. Có thể khẳng định rằng đây là nhóm hàng có giá trị gia tăng cao nhất, ước đạt 70 - 80 % trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, việc khai thác, tận dụng tiềm năng sẵn có của các địa phương trong tỉnh để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải được coi là một lợi thế, một ưu việt cần có sự quan tâm đầu tư trong thời gian tới. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo việc làm cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và lao động nông nhàn góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc nhất hiện nay là nạn thất nghiệp. Có thể khẳng định việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội vô cùng to lớn. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng có giá trị gia tăng cần có chiến lược thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ tạo ra chuyển biến căn bản về hoạt động của các làng nghề. Cần xây dựng chiến lược phát triển hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, các dự án lớn về quy hoạch phát triển làng nghề, tách dần các cơ sở sản xuất với khu dân cư để tạo điều kiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hệ thống giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, hệ thống sản xuất và giới thiệu sản phẩm. Trên cơ sở đó quy hoạch phát triển các làng nghề nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu từng năm.

Bên cạnh sự nỗ lực của các địa phương cần sự trợ giúp của nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Cần

tính toán để có kế hoạch hỗ trợ cụ thể đối với làng nghề, các nghệ nhân và chính sách đào tạo nghề đối với lao động thủ công nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

b. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, song hành với cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Mạnh dạn hơn trong thực thi các chính sách đối với nhà đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư; để nhanh quá trình ra quyết định, chính sách phù hợp với quy định của WTO thông qua cơ chế tăng cường mối liên hệ giữa các ngành, các cấp, các hiệp hội và các doanh nghiệp. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và quy trình cung cấp dịch vụ công, tăng cường đào tạo và đào tạo lại để đảm bảo cán bộ, công chức tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới, kiến thức chuyên môn mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao tính minh bạch, công tác các thủ tục hành chính.

c. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường.

Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường hoạt động, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của cơ quan xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại. Xây dựng chương trình, kế hoạch có tính chiến lược kết hợp linh hoạt với các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường và triển khai thực hiện quảng bá sản phẩm hàng hóa của tỉnh trên thị trường thế giới. Quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. Nâng cao vai trò của cơ quan nhà nước trong dự báo, thông tin thị trường và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu đảm bảo hoạt động xúc tiến thương mại mang tính trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh cần quan tâm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại như:

- Thúc đẩy các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm biện pháp thu hút khách hàng nước ngoài vào tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường suất khẩu truyền thống tìm kiếm thị trường mới có nhu cầu lớn.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại chung của

tỉnh ngày càng lớn mạnh, thiết kế các phòng giới thiệu sản phẩm của tỉnh thanh hóa tại thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Tỉnh Thanh Hóa cần xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm có quy mô lớn và hiện đại để phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại không những cho tỉnh Thanh Hóa mà còn cho cả vùng Bắc Trung bộ. Cần đầu tư vốn, công nghệ, cán bộ cho hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hóa.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng

đại diện ở nước ngoài để để mạnh hoạt động tiếp thị xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến khích các cá nhân và tổ chức có khả năng và điều kiện trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia vào việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh cho các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tập trung hơn nữa vào việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về thị trường, đối thủ cạnh tranh và tổ chức kênh cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Ngoài sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cần cung cấp những thông tin: tập quán và quy định pháp lý về hợp đồng; những định chế và đòi hỏi của từng thị trường về tiêu chuẩn hóa, sản phẩm công nghiệp, môi trường, quản lý bao bì phế thải, tiêu chuẩn quản lý môi trường, tiêu chuẩn nhãn mác thương hiệu hàng hóa, quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội; Các thủ tục hải quan và hạn chế nhập khẩu; Vận tải và bảo hiểm hàng hóa; Thanh toán quốc tế; Kênh phân phối và cách thức xâm nhập vào các kênh phân phối sản phẩm; Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại; Hàng rào thuế quan và rào cản kĩ thuật của các nước.

d. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác.

Cần dành vốn ngân sách để tập trung đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm tỉnh có quy mô tương xứng. Ban hành chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kĩ thuật công nghệ mới vào sản xuất, tổ chức liên kết sản xuất. Đầu tư vốn và công nghệ

hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục đích tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ra thị trường thế giới.

e. Cải cách, sữa chuỗi những bất hợp lý và ban hành mới các chính sách về thuế, tín dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Vấn đề tài chính: đây là vấn đề thuế giá trị gia tăng, khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, được hoàn thuế giá trị gia tăng. Thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian và công sức, gây lãng phí tiền của xã hội, thậm chí là tiêu cực. Hiện nay mức thuế áp dụng đối với hàng thủ công mỹ nghệ là 0 %, mức thuế này có thể giảm đi một ít nguồn thu ngân sách nhưng lại đảm bảo được cho các dự án xóa đói giảm nghèo…

Hỗ trợ tín dụng cho các làng nghề và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: trong những năm qua, chính sách tín dụng đã được ban hành trên nguyên tắc tự do hóa thương mại , đa dạng hóa hình thức xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên cao nhất trong sản xuất và hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu mới phải đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu. Sử dụng đồng bộ công cụ tài chính tín dụng, các quỹ xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu. Thực tế cho thấy các chính sách này đã phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.

Về vốn: giúp các cơ sở sản xuất tiếp cận với cách lập các phương án vay vốn, để các ngân hàng có thể đến với những người cần vốn. Thời hạn cho vay của ngân hàng không nên chị tính cho một chút thì sản xuất mà phải tính đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước nên có sự bảo hộ cho các cơ sở suất khẩu về các thủ tục suất khẩu và thanh toán với nước ngoài, tình tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Sử dụng có hiệu quả qủy hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập với thị trường tiềm năng. Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG mỹ NGHỆ TỈNH THANH hóa (Trang 40 - 44)