6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4. Nguyên tắc và công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.4.1. Nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đảm bảo sự thống nhất biện chứng về mặt không gian và thời gian: Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng gian đoạn không được làm giảm hiệu quả khi xét trong dài hạn, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau. Bên cạnh đó, có hiệu quả kinh doanh hay không còn phụ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó có ảnh hưởng tăng hay giảm như thế nào đối với cả hệ thống mà nó có liên quan.
Xét trên cả hai mặt định lượng và định tính: Về định lượng, hiệu quả kinh tế phải được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu, giảm chi. Về định tính, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ cả mặt hiện vật và mặt giá trị của hàng hóa: Mặt hiện vật của hàng hóa thể hiện ở số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm; mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm hàng hóa, của kết quả và chi phí bỏ ra.
Đảm báo tính chính xác của các số liệu tính toán: Các số liệu tính toán các chỉ tiêu hiệu quả phải là số liệu chính xác, phản ánh khách quan hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì các chỉ tiêu hiệu quả là những chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau: Để có cái nhìn chính xác khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả cho hoạt động quản trị của doanh nghiệp thì phải sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá về nhiều mặt khác nhau của doanh nghiệp...
1.4.2. Công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
20
Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng công cụ luật pháp. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, tiến bộ và tiên tiến sẽ giống như công cụ hữu hiệu thực hiện các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Không một cá nhân hay tổ chức nào có thể hành động theo cảm tính mà gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia. Ngoài việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế, pháp luật còn là công cụ để điều chỉnh, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế quốc dân, gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội.
Việc áp dụng công cụ pháp luật để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, luật pháp đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động trong an toàn và trật tự. Trước hết, doanh nghiệp cần tuân thủ và làm theo pháp luật để có thể tồn tại lâu dài. Hiện nay, không ít doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động mà có những hành vi chi trả lương, thưởng, tăng ca, chế độ nghỉ ngơi không đúng với quy định của pháp luật. Hoặc một số trường hợp khác chủ doanh nghiệp không biết được các quyền lợi và nghĩa vụ được hưởng của doanh nghiệp, từ đó không phát triển được những giá trị của bản thân, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp rơi vào trạng thái vi phạm pháp luật mà không hề hay biết, ảnh hướng đến quá trình kinh doanh và hoạt động kinh doanh. Sau khi đảm bảo thực hiện theo pháp luật, để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh thì các doanh nghiệp cần tận dụng chính sự tác động của công cụ pháp luật để có thể tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế, tận dụng những lợi thế mà công cụ này tạo ra để xây dựng được mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra thì việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng để tránh mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Công cụ kế hoạch
Kế hoạch hóa là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế. Kế hoạch hoá chủ yếu là những thông tin và chỉ tiêu hướng dẫn để các doanh nghiệp có một cách nhìn dài hạn về nền kinh tế. Kế hoạch hoá thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động, tạo điều kiện vật chất cho sự vận động của thị trường, tạo điều kiện để cung cầu gặp nhau. Vậy
21
nên, việc áp dụng công cụ kế hoạch hóa sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường cần phân biệt hai kế hoạch: Kế hoạch kinh tế - xã hội (vĩ mô) và kế hoạch kinh doanh (vi mô). Trong phạm vi doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh được áp dụng phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, kế hoạch sản xuất kinh doanh là kế hoạch hành động, kế hoạch làm ăn, mua bán do các doanh nghiệp xây dựng và quyết định dựa theo kế hoạch Nhà nước và thị trường. Kế hoạch này phải đạt mục tiêu vừa thoả mãn nhu cầu xã hội vừa thu lợi nhuận tối đa.
Để công cụ kế hoạch tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thì các nhà quản trị cần xây dựng những kế hoạch sản xuất kinh doanh gắn chặt với thị trường, coi thị trường là mệnh lệnh đối tượng của kế hoạch. Mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường là mối liên hệ giữa chủ quan và khách quan. Vì vậy kế hoạch chỉ phù hợp với hiện thực phát triển kinh tế khi vận dụng đúng đắn tổng hợp các quy luật khách quan trong quá trình xây dựng chúng.
1.4.2.3. Chính sách tài chính
Chính sách tài chính chủ yếu thể hiện ở hai nội dung thu và chi tiêu của Chính phủ, từ đó tác động vào tổng cung và tổng cầu, sản lượng, giá cả và việc làm.
Khi Nhà nước tăng các khoản đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cấp phát cho sự nghiệp hoạt động kinh tế, chi cho các hoạt động thông tin dự báo, tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá công cộng, tăng đơn đặt hàng mua và những khoản chi khác. Như vậy sẽ làm tăng tổng cầu, qua đó tác động kích thích làm tăng tổng cung, do đó giải quyết được vấn đề suy thoái và thất nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về vấn đề đầu tư và thuế, trong điều kiện hiện nay, khi việc giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới thì phương hướng chung để sửa đổi hoàn thiện chính sách thuế là mở rộng diện tích đánh thuế và hạ bớt mức thuế, thu hẹp độ chênh lệch giữa các mức thuế. Việc làm này sẽ kích thích tiêu dùng và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời, động viên các doanh nghiệp đầu tư vốn vào các dự án để mở rộng và phát triển sản xuất, động viên các doanh nghiệp
22
phát triển sản xuất kinh doanh cả ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi. Như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện giải quyết việc làm trong nước. Qua việc giảm thuế, lợi nhuận doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả kinh doanh tăng.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DAVIMAX GIAI ĐOẠN 2018 – 2021