Giải pháp thực hiện:

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH DỰ ÁN CHĂN NUÔI DÊ THƯƠNG PHẨM (Trang 26 - 29)

13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB

* Mặt bằng và XDCB trang trại mô hình tập trung

Tổ chức chủ trì Dự án sẽ cung cấp mặt bằng cho việc xây dựng trại dê giống và trồng cỏ. Mặt bằng phù hợp và có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi dê- Xây mới nhà chế biến thức ăn thô, tinh; Cải tạo nâng cấp kho chứa thức ăn tinh, kho để cỏ khô để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn dê giống.

- Nâng cấp hệ thống điện, nước sạch phục vụ cho phát triển chăn nuôi. * Mặt bằng và XDCB tại các mô hình phân tán nuôi Dê lai

- 20 hộ được lựa chọn phải có đủ điều kiện đất đai, có truyền thống và kinh nghiệm chăn nuôi dê để tham gia xây dựng mô hình chăn nuôi dê thương phẩm.

- Sửa chữa, cải tạo nâng cấp các hệ thống chuồng nuôi dê ở 20 hộ có kinh nghiệm chăn nuôi dê khác nhau để xây dựng 20 mô hình chăn nuôi dê lai theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, tập huấn.

13.2. Giải pháp về đào tạo

Trong quá trình thực hiện dự án, dự án sẽ tổ chức 1 lớp đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý của dự án, địa phương (06 người) 12 ngày/lớp

và 04 lớp tập huấn và tham quan mô hình cho 200 lượt nông dân có tham gia chăn nuôi dê. Dự án sẽ mời chuyên gia về tập huấn tại địa phương cho mỗi khóa tập huấn.

Đối tượng được tập huấn sẽ được bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê kết hợp tham quan học tập các mô hình chăn nuôi với những nội dung:

- Phỏng vấn, học hỏi kinh nghiệm nuôi dê tại trang trại; - Xem xét xây dựng chuồng trại tại trang trại;

- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê, vệ sinh phòng trị bệnh cho dê; - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ hoà thảo và cỏ họ đậu.

- Tận dụng nguồn phân bón để nuôi giun quế, bón cho cây trồng

13.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất

13.3.1. Các giải pháp tuyển chọn, nhân giống nhằm nâng cao chất lượng các giống dê hiện có

- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn dê địa phương về đặc điểm ngoại hình và các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Dựa vào tiêu chuẩn tuyển chọn, tiến hành tuyển chọn dê địa phương thông qua các phương pháp tuyển chọn theo huyết thống.

- Ghép đôi giao phối và tiến hành nhân lai giống dê địa phương, tiến hành quản lý phối giống thông qua thay thế dê đực luân phiên nhằm tránh đồng huyết.

- Tuyển chọn dê giống được sản xuất từ trại dê giống của trung tâm để cung cấp dê giống cho các mô hình chăn nuôi dê thịt; mở rộng mô hình chăn nuôi dê thịt.

Các mô hình chăn nuôi dê thịt tiến hành tuyển chọn, ghép đôi giao phối và lai tạo nhằm sản xuất ra dê thịt địa phương có chất lượng tốt.

- Con dê không đáp ứng yêu cầu thì loại thải thành dê thịt địa phương.

13.3.2. Giải pháp về thức ăn

- Sử dụng tốt các nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng các phế phụ phẩm để chế biến, ủ thức ăn thô xanh, chế biến bảo quản cỏ khô, thân lá cây ngô sau thu hoạch; sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn.

- Đẩy mạnh trồng các giống cỏ, cây thức ăn thô xanh phù hợp đảm bảo cung cấp cho đàn gia súc nhất là vào mùa khô bằng việc trồng 1,5 ha cỏ (bao gồm cỏ VA06, cỏ ghi nê và một số cây họ đậu) để đảm bảo tạo nguồn thức ăn tại chỗ.

- Xây dựng các khẩu phần ăn cho từng loại dê, phù hợp với nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Phối hợp chế biến thức ăn tại chỗ giảm giá thành.

- Thiết kế và triển khai các mô hình chuồng trại thích hợp với khả năng của người chăn nuôi ở các vùng sinh thái.

13.3.3. Giải pháp về thú y

- Phổ cập việc tiêm phòng 4 loại vaccine: Tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, lở mồm long móng và đậu cho dê.

- Áp dụng biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho dê. Khuyến cáo việc làm chuồng trại hợp vệ sinh có nền dốc thu gom phân sử lý đảm bảo môi trường sạch sẽ, chống ô nhiễm môi trường.

- Định kỳ kiểm tra sức khỏe và tình hình cảm nhiễm bệnh tật cho đàn dê giống.

13.3.4. Giải pháp về phương thức chăn nuôi

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi dê theo hướng bán thâm canh, thâm canh phù hợp với điều kiện chăn nuôi dê tại Tuyên Quang.

- Khuyến cáo áp dụng phương thức chăn nuôi bán thâm canh tiến tới thâm canh, vỗ béo.

- Thử nghiệm chăn nuôi theo phương thức thâm canh công nghiệp đối với chăn nuôi dê.

13.3.5. Giải pháp về chuồng nuôi

- Khí hậu ở Tuyên Quang có đặc điểm giống khí hậu nóng ẩm của vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ môi trường thay đổi theo mùa với biên độ rộng giữa ngày và đêm. Do vậy, để khai thác tối đa tiềm năng di truyền con giống, hạ giá thành sản phẩm cần phải có kiểu chuồng trại đảm bảo thoáng mát, trang

thiết bị đầy đủ đồng thời tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp yêu cầu sinh lý sinh sản, sinh trưởng của đàn dê.

- Thiết kế các chuồng có mái cao và được bố trí theo trục Đông Tây của khu đất xây dựng để đón gió mát, đồng thời tránh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào chuồng. Các cũi được thiết kế có thể nuôi được 8-12 con, có chỗ nhốt riêng cho dê mới sinh, đảm bảo độ thoáng, dùng hệ thống quạt gió, hút gió để đối lưu không khí, tạo không gian chuồng nuôi mát mẻ, thông thoáng, dọc theo chiều dài chuồng 2 bên để hở có độ cao 0,5m –0,7m.

- Chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng hở, mái chuồng cao hơn, bảo đảm thoáng mát trong mùa nóng.

- Các cũi lồng nuôi được bố trí dọc theo chiều dài chuồng và cách mặt nền 0,5 -0,7m có hành lang đi lại thành dãy vào từng ô chuồng cho dê lên xuống để bảo đảm cho cũi nuôi được khô sạch thoáng mát.

- Một đầu chuồng bố trí 1 gian kho chứa thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, phía ngoài bố trí bể nước để rửa chuồng.

- Nền chuồng bằng bê tông đá, láng vữa xi măng tạo nhẵn có độ dốc lớn về phía rãnh (chạy dọc 2 bên ngoài chuồng) chứa phân và nước tiểu.

13.3.6. Xây dựng mô hình sản xuất dê giống nhằm cung cấp những con giống có chất lượng cao cho sản xuất:

- Tuyển chọn những dê đực và cái tốt để xây dựng đàn giống bố mẹ tốt cung cấp cho các mô hình mở rộng ra sản xuất.

- Ghép đôi giao phối nhằm khắc phục những khuyết điểm của chúng. Mặt khác sẽ tiến hành lai tạo theo sơ đồ giống của trung tâm, tuyển chọn những cá thế xuất sắc dùng làm đực giống để cải tiến đàn dê đại trà.

- Giai đoạn đầu của dự án thực hiện tại 03 huyện thị của tỉnh Tuyên Quang.

13.3.7. Giải pháp môi trường

- Dự án xây dựng hệ thống biogas để xử lý chất thải là phân và nước tiểu của dê; các chất cặn bã sau xử lý biogas sẽ là nguồn phân hữu cơ tốt đẻ bón cho cây trồng.

- Tiến hành nuôi giun quế từ phân của dê để cung cấp nguồn đạm chất lượng cho chăn nuôi gà, nuôi cá.

DANH SÁCH CÁN BỘ KH&CN THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN TT Họ và tên Chức danh Chuyên môn Số công

tham gia I Tổ chức hỗ trợ công

nghệ

503

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH DỰ ÁN CHĂN NUÔI DÊ THƯƠNG PHẨM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w