Kiểm tra độ căng của đa

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 32 - 33)

Đai mới 539 đến 637 N (55 đến 65 kg, 121 đến 143 ld) Đai cũ 245 đến 392 N (25 đến 40 kg, 55 đến 88 ld)

Nếu độ chùng dây đai V không như tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh nó.

Lưu ý:

- Tiến hành kiểm tra và điều chỉnh đai V trong khi động cơ nguội. - Kiểm tra độ chùng đai V tại các điểm chỉ định.

- Khi kiểm tra độ chùng đai V, hãy tác dụng một lực căng 98 N (10 kgf) lên nó.

- Nên kiểm tra độ căng hoặc độ chùng của đai V sau khi quay trục khuỷu 2 vòng.

- Khi dùng đồng hồ đo độ căng đai, trước hết hãy kiểm tra độ chính xác bằng cách dùng dưỡng chính.

- Khi kiểm tra đai đã được dùng trên động cơ hơn 5 phút, hãy áp dụng nó như trường hợp đai cũ.

6.4 Thực hành sửa chữa

6.4.1 Sửa chữa bộ truyền động xích

Nếu xích dẫn động bị rão quá thì phải thay mới, tuỳ theo từng trường hợp mà thay cả bánh xích cho phù hợp, nếu bánh xích mòn ít có thể hàn đắp phần răng bị mòn rồi gia công lại theo kích thước ban đầu.

108

6.4.2 Sửa chữa bộ truyền động đai răng

Nếu dây đai có hiện tượng rạn nứt hoặc bánh tỳ đai đã ép hết mà vẫn trùng đai thì cần được thay thế ngay để tránh đứt dây đai gây hỏng hóc các bộ phận khác.

6.4.3 Sửa chữa bộ truyền động bánh răng

Nếu bánh răng dẫn động bị mòn, sứt thì phải thay mới, tuỳ theo từng trường hợp mà thay cả, nếu các răng mòn ít có thể hàn đắp phần răng bị mòn rồi gia công lại theo kích thước ban đầu.

Khi lắp bánh răng loại ăn khớp trực tiếp, lắp dấu ở bánh răng trục khuỷu trùng với dấu nằm giữa hai răng của bánh răng trục cam và các bánh răng khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)