13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB
- Điều kiện hạ tầng cơ sở như đất đai, chuồng trại phải đảm bảo chăn nuôi thỏ bố mẹ, thỏ thương phẩm.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của mô hình tập trung của công ty (tại thôn Quyết Tiến – Xã Trường Sinh – Huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang):
Hiện tại công ty TNHH MTV Nông nghiệp Đại Nam có đầy đủ trang thiết bị văn phòng và nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng trong việc triển khai dự án. Sẵn có cơ sở vật chất mặt bằng: Diện tích chuồng trại 2000 m2, 2 ha đất đồi đang trồng một số cây lâm nghiệp (keo, bạch đàn) và 1,5ha ruộng trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, 0,5 ha ao hồ thả cá. Đầy đủ điều kiện về điện nước, giao thông thuận lợi, có đường bê tông vào trang trại. Trang trại, đảm bảo xa khu dân cư. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để triển khai xây dựng mô hình nuôi thỏ tập trung hiệu quả. Nếu dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ Phê duyệt doanh nghiệp sẽ nâng cấp, cải tạo để làm khu chuồng trại nuôi thỏ. Trồng và chế biến thức ăn xanh cho cho thỏ ...
- Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của mô hình 02 mô hình vệ tinh: Mô hình vệ tinh 1 dự kiến triển khai tại nông hộ chăn nuôi (Thạch Văn Tuấn - Địa chỉ: Thôn An Khang, Xã Đông Lợi, H. Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Mô hình vệ tinh 2 dự kiến triển khai tại nông hộ chăn nuôi (Nguyễn Công Định -Thôn Thái Thịnh, Xã Trường Sinh, H. Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Đây là các hộ chăn nuôi đã có kinh nghiệm chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi hộ đang có trên 01 ha đất trang trại phục vụ chăn nuôi và trồng cỏ, đầy đủ điều kiện điện nước, có đủ trình độ tiếp thu công nghệ chăn nuôi khi được tham gia dự án.
- Hệ thống chuồng trại sẽ được quy hoạch, thiết kế chi tiết đảm bảo đúng tiêu chuẩn chuồng trại trong chăn nuôi thỏ, đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong quy trình công nghệ cũng như dự án đặt ra.
- Dự án sẽ triển khai xây dựng chuồng trại ngay sau khi dự án được thuyết minh dự án được phê duyệt
13.2. Giải pháp về đào tạo, tập huấn
- Đào tạo: 10 cán bộ kỹ thuật được đào tạo có thể tiếp nhận và vận dụng tốt các quy trình công nghệ, nâng cao năng lực chỉ đạo, giám sát, được trang bị kiến thức mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới.
+ Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ phối hợp với tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án thực hiện đào tạo cán bộ kỹ thuật.
+ Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung, đào tạo lý thuyết kết hợp vận hành theo các nội dung được đào tạo phải đảm bảo đầy đủ, toàn diện.
+ Nội dung đào tạo: 05 quy trình công nghệ; tuyên truyền các chế độ, chính sách của dự án; tổ chức quản lý dự án, các bước thực hiện triển khai dự án.
Thực hành: Hướng dẫn các học viên thực hành tại mô hình cụ thể, để các học viên nắm bắt được.
- Tập huấn: 200 lượt người là nông dân, chủ trang trại, trang bị cho họ kiến thức cần thiết và 05 quy trình công nghệ sản xuất tiến tiến để tạo ra sản phẩm thịt thỏ chất lượng cao, sản xuất có hiệu quả cao, nâng cao đời sống và bảo vệ sức khỏe cho chính họ; đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.
Người chăn nuôi sẽ được bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức, tập huấn các quy trình kỹ thuật chăn nuôi thỏ bố mẹ và thỏ thương phẩm kết hợp tham quan học tập các mô hình chăn nuôi.
13.3. Giải pháp về con giống của mô hình
Tổ chức chủ trì lựa chọn, ký hợp đồng nhập giống thỏ New Zealand bố mẹ có năng suất, chất lượng, khả năng thích nghi cao của những đơn vị cung cấp giống có uy tín trong nước, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định Nhà nước về cung ứng giống thỏ.
13.4. Giải pháp về thức ăn
- Thức ăn tinh: Mua cám hỗn hợp viên cho thỏ hoặc cám hỗn hợp tự trộn Hàm lượng dinh dưỡng thành phần chủ yếu sau:
+ Năng lượng trao đổi (min): 2500 kcal/kg + Protein thô (min): 16,0%
+ Xơ thô (max): 17,0%
+ Can xi (min – max): 0,8-1,5% + Lysin tổng số (min): 0,6%
+ Phốt pho tổng số (min – max): 0,5 – 1% + Ẩm độ (max): 14%
- Thức ăn thô xanh: Trồng 1 ha các loại rau rau lang xung quanh chuồng trại đảm bảo thức ăn quanh năm cho thỏ.
- Củ quả: Mua theo từng mùa, cung cấp 1 lượng củ quả tăng tính đa dạng trong khẩu phần ăn của thỏ
13.5. Giải pháp vệ sinh phòng trừ dịch bệnh - thú y
+ Bệnh xuất huyết truyền nhiễm: thỏ sinh sản tiêm định kỳ 4-5 tháng/lần, mỗi lần 01ml vắc xin/con; thỏ con tiêm mũi đầu tiên lúc 35 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 2-4 tuần tuổi, 01 ml vắc xin/con.
+ Bệnh cầu trùng: định khò chuồng 1-2 tháng/lần; uống hoặc ăn thuốc phòng cầu trùng 06 tháng/lần; Liệu trình uống hoặc ăn thuốc 03 ngày liên tục, nghỉ 02 ngày sau đó ăn hoặc uống 03 ngày liên tiếp.
- Áp dụng biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh cho thỏ: Bắt buộc thực hiện một số giải pháp về vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải theo lịch định kỳ; Xây dựng nội quy ra vào trang trại; quy trình vệ sinh dịch tễ khi nhập thỏ, xuất thỏ hoặc người lạ ra vào trại…
- Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh trong vùng để có giải pháp ngăn ngừa, phòng bệnh chủ động cho thỏ như: Bệnh ghẻ định khò chuồng 1-2 tháng/lần; điều trị bằng thuốc ghẻ thỏ khi phát hiện thấy thỏ bị ghẻ…
13.6. Giải pháp về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
Chất thải rắn được thu gom hàng ngày đưa ra hố ủ phân cách khu chăn nuôi tối thiểu 250 m; chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, phân) được thu gom vào một bể chứa sau đó được bơm vào thiết bị lọc, phần chất thải lỏng còn lại được đưa vào hệ thống biogas. Nước từ hệ thống biogas tiếp tục đưa qua ao sinh học 200 m3, tại đây hệ thống thực vật, vi sinh vật tiếp tục phân hủy chất thải trước khi thải ra môi trường.
13.7. Giải pháp tổ chức thực hiện
a. Tổ chức chủ trì
- Căn cứ vào các văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình Nông thôn và Miền núi giai đoạn 2016 - 2025, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực, Tổ chức chủ trì sẽ thành lập ban quản lý dự án với các nhiệm vụ sau:
+ Ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý kinh phí của dự án và giám sát, quá trình thực hiện đồng thời phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh (Sở KH&CN), Bộ Khoa học và Công nghệ trong quá trình thực hiện.
+ Tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện dự án theo đúng quy chế quản lý dự án NTMN và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể các thành viên do trưởng Ban phân công.
+ Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí hiệu quả và tiết kiệm đúng mục đích và đạt được các nội dung đề ra trong dự án.
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh nằm ngoài khả năng giải quyết: phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ quan chủ trì và cơ quan chuyển giao công nghệ. Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác trong quá trình triển khai thực hiện
+ Tổ chức triển khai dự án
- Lựa chọn và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với cơ quan hỗ trợ ứng dụng công nghệ
+ Lựa chọn cơ quan có đủ năng lực chuyển giao công nghệ: Có công nghệ và đảm bảo hồ sơ đầy đủ tính pháp lý của quy trình công nghệ; đầy đủ trình độ chuyên môn để chuyển giao ...
+ Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. - Tiếp nhận công nghệ;
- Tổ chức sản xuất theo nội dung, tiến độ của dự án.
b. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ
Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ cử chuyên gia phối hợp thực hiện các nội dung dự án bao gồm: Đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho người dân; hỗ trợ xây dựng mô hình; làm mẫu và hỗ trợ việc ứng dụng 05 quy trình công nghệ vào sản xuất, thực hành tại mô hình; tham gia các công tác kiểm tra, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu mô hình....
c. Đơn vị phối hợp
- Cấp xã: UBND các xã vùng dự án phối hợp với cơ quan chủ trì chỉ đạo các trang trại triển khai mô hình vệ tinh;
- Cấp huyện: Các phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông phối hợp cơ quan chủ trì dự án giám sát, xây dựng mô hình.
- Sở, Ngành liên quan: Tổ chức chủ trì dự án phối hợp phòng Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm khuyến nông tỉnh; chi cục thú ý tỉnh để chỉ đạo trong việc triển khai dự án và triển khai việc nhân rộng mô hình hậu dự án
d. Xây dựng mô hình
- Mô hình chính: Tổ chức chủ trì triển khai xây dựng mô hình
- Mô hình vệ tinh: Tổ chức chủ trì ký hợp đồng xây dựng mô hình với các trang trại để triển khai mô hình vệ tinh với nội dung chính sau:
+ Giống thỏ: Tổ chức chủ trì cấp giống theo dự án
+ Thức ăn: Trang trại đầu tư nguồn thức ăn (kinh phí đối ứng); Tổ chức chủ trì hỗ trợ 1 phần thức ăn (nếu có) theo dự án phê duyệt.
+ Tiêu thụ sản phẩm: Một phần trang trại tự tiêu thụ, một phần Tổ chức chủ trì sẽ ký hợp đồng với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thỏ thương phẩm;
+ Lồng nuôi thỏ: dự án hỗ trợ 1 phần (nếu có), phần còn lại trang trại đầu tư mua.
+ Quy trình kỹ thuật chăm sóc thỏ chỉ đạo của cơ quan chủ trì và cơ quan hỗ trợ công nghệ
13.8. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức chủ trì chủ động cung cấp thỏ giống, bố mẹ cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Đối với thỏ thương phẩm sẽ chủ động tìm kiếm một số thị trường tiềm năng trong tỉnh, các thương lái chuyên cung cấp thỏ cho các tỉnh thành phố và xuất khẩu. Mặt khác Tổ chức chủ trì chủ động ký hợp đồng với các doanh nghiệp chuyên tiêu thụ thỏ như: Công Ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam và một số công ty, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thu mua, hợp tác xã kinh doanh thỏ (Công ty TNHH MTV Hải Yến tại Vĩnh Phúc, hợp tác xã Ứng dụng công nghệ cao Việt Nam)...
- Xây dựng mô hình chế biến thỏ cung ứng cho thị trường: Cung ứng cho siêu thị, nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng bán sản phẩm chăn nuôi.
- Giới thiệu các sản phẩm trên Wedsite của đơn vị chủ trì, tham gia Hội chợ techmart, hội chợ thương mại…
- Khi dự án kết thúc, ngoài việc cung cấp Thỏ cho đơn vị bao tiêu sản phẩm; mở rộng thị trường, cung cấp cho nhà hàng khách sạn, siêu thị, công ty xuất nhập khẩu… Tăng nguồn đầu ra cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển lớn hơn nữa trong ngành nuôi Thỏ của địa phương cũng như các xã huyện trong Tỉnh Tuyên Quang.
13.9. Giải pháp đầu tư
- Để dự án triển khai đồng bộ, các hoạt động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất Tổ chức chủ trì sẽ xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, phân công công việc, trách nhiệm đến từng thành viên trong ban quả lý dự án.
- Tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng, chồng trại, một số trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi giữ thỏ bố mẹ...
- Đầu tư kinh phí khảo sát chọn lọc, mua giống cho trại hạt nhân và cung cấp cho mô hình nuôi thỏ thương phẩm
- Ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi của các đợn vị sản xuất có uy tín, chất lượng cung cấp cho mô hình
13.10. Giải pháp về nguồn vốn
Đây là dự án xây dựng mô hình KH&CN tại địa bàn nông thôn miền núi nên tuân thủ nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, để vừa nâng cao trách nhiệm của người dân, trong việc thực hiện dự án và vừa mở rộng quy mô dự án
trong điều kiện nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn hạn chế, ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần cho nông dân về vật tư, nguyên vật liệu. Cụ thể:
- Vốn hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học:
+ Hỗ trợ 100% kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ; đào tạo, tập huấn; công lao động kỹ thuật và chi khác
+ Hỗ trợ 35% kinh phí nguyên vật liệu, năng lượng (giống, thức ăn, thuốc thú y, lồng và phụ kiện nuôi thỏ).
+ Hỗ trợ 50% kinh phí máy móc thiết bị
- Kinh phí còn lại là vốn đối ứng của trang trại tham gia dự án, bao gồm: + Mô hình tập trung: Nguồn tự có của Doanh nghiệp
+ Mô hình vệ tinh: Nguồn tự có của các hộ trang trại chăn nuôi tham gia dự án (Mặt bằng, chuồng trại, con giống, thức ăn tinh, thức ăn thô xanh, công lao động phổ thông…)
Một phần nguyên vật liệu, năng lượng. Xây dựng chuồng trại.