Bảng 2.7: Danh mục các dự án nước ngoài của PVEP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ (Trang 70 - 95)

T

Địa điểm

A. Dự án đang triển khai

1 433a & 416b Algeria

2 PM304 Malaysia 3 39 Peru 4 67 Peru 5 Junin - 2 Venezuela B. Dự án đang tiến hành thủ tục kết thúc 1 Danan Iran 2 Kossor Uzbekistan 3 Molabaur Uzbekistan 4 M2 Myanmar 5 MD - 2 Myanmar 6 MD - 4 Myanmar 7 SK305 Malaysia 8 XV Campuchia 9 Marine VI Congo 10 Urca Hoa Kỳ

11 Sea Eagle Hoa Kỳ

12 Amara Iraq

C. Dự án đã hoàn tất thủ tục kết thúc

1 North East Madura I Indonesia

2 North East Madura II Indonesia

3 Bomana Cameroon 4 Z - 47 Peru 5 Guellala Tuy - Ni - Di 6 Tanit Tuy - Ni - Di 7 16, 17, 18 Cuba 8 N31, N32, N42, N43 Cuba 9 Savannakhet Lào 10 162 Peru 11 C&S Lào 12 Randugunting Indonesia 13 Majunga Madagascar

(Nguồn: Báo cáo các dự án đầu tư TDKT ở nước ngoài của PVEP)

Với mỗi dự án, PVEP kiểm soát và yêu cầu báo cáo các nội dung chi tiết về: − Tổng quan dự án: thông tin chung.

thái dự án hiện tại, tổng chi phí đã thực hiện toàn dự án

− Các khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết của PVEP: với nước chủ nhà, thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam

− Kế hoạch tiếp theo − Kiến nghị

Thông tin cụ thể về các dự án sẽ được trình bày trong Phụ lục 2.

2.4. Đánh giá quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

2.4.1. Đánh giá sự thực hiện mục tiêu

Xét trên góc độ Tổng Công ty, công tác quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án dầu khí của PVEP đã đóng góp đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP thông qua việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao cũng như hoàn thành vượt mục tiêu Chính phủ giao (khai thác thêm 0,69/1,73 triệu tấn quy dầu trong 2017), góp phần to lớn vào mục tiêu đảm bảo tăng trưởng GDP và nguồn thu của NSNN. Bên cạnh đó, PVEP quyết liệt thực hiện các giải pháp tối ưu đầu tư - chi phí, kiên quyết cắt giảm đầu tư chưa thực sự cần thiết, giảm chi phí vận hành khai thác. PVEP cũng tích cực phối hợp cùng Tập đoàn và Chính phủ/Bộ ngành tìm giải pháp tháo gỡ các bất cập trong quản lý vốn đầu tư đối với các dự án dầu khí nói chung và các dự án dầu khí tại nước ngoài nói riêng. Kết quả thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư của PVEP so với mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2017-2019 được cụ thể hóa trong Bảng 2.8:

Bảng 2.8: So sánh mục tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện giai đoạn 2017-2019

TT Chỉ

tiêu ĐVT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành KH Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành KH Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành KH 1 Vốn chủ sở hữu tỷ đồng - 70.70 4 - - 76.828 - - 71.58 2 - 2 Gia tăng trữ lượng tr.tấn quy dầu 1,0 1,0 100% 1,0 1,0 100% 1,80 1,82 101% 3 Sản lượng khai thác tr.tấn quy dầu 4,40 4,96 113% 3,90 4,23 109% 4,33 4,45 103% 4 Tổng doanh thu tỷ đồng 30.54 2 34.04 7 111% 25.77 4 37.49 9 146% 33.56 7 35.91 4 107% 5 Đầu tư các dự án tỷ đồng 7.173 4.543 63% 7.424 5.560 75% 9.716 3.838 39% (Nguồn: PVEP 2017-2019)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, các chỉ tiêu gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác và tổng doanh thu đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2017- 2019. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu thay đổi qua các năm, tăng mạnh ở năm 2018 so với 2017 nhưng lại giảm trong năm 2019. Riêng chỉ tiêu đầu tư các dự án qua cả 3 năm trong giai đoạn 2017-2019 đều thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch, trong đó năm 2018 đạt kết quả ở mức độ cao nhất (đạt 75% so với kế hoạch), tiếp theo đó là năm 2017 (đạt 63% so với kế hoạch) và cuối cùng là năm 2019 (đạt 39% so với kế hoạch).

2.4.2. Điểm mạnh trong quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

Về lập dự toán VĐT

PVEP luôn chủ động rà soát và đặt ra mục tiêu tối ưu đầu tư tăng hơn so với kế hoạch đầu tư Tập đoàn giao, định hướng một cách cụ thể từ các căn cứ sau:

- Rà soát chất lượng tài sản dầu khí, thực hiện tái cơ cấu toàn bộ danh mục đầu tư theo nguyên tắc xuất phát từ tiềm lực tài chính để điều tiết danh mục đầu tư các dự án cho phù hợp, khả thi. Từ đó, thực hiện ưu tiên đầu tư/chuyển nhượng cổ phần, đề xuất các phương án đầu tư/triển khai phù hợp đối với các mỏ khai thác không hiệu quả, có giá thành cao trong điều kiện giá dầu vẫn duy trì thấp.

- Thực hiện đầu tư theo thứ tự ưu tiên: dự án khai thác có hiệu quả, xử lý các vấn đề tài chính cấp bách của TCT, thực hiện các cam kết quan trọng trên cơ sở có hiệu quả, các nhiệm vụ khác sau khi cân đối nguồn lực cho các nhiệm vụ trên.

PVEP đánh giá đầy đủ, khách quan, thận trọng trong công tác đầu tư và đồng thời đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, phê duyệt đầu tư của cấp thẩm quyền trước khi thực hiện các dư án đầu tư.

PVEP tập trung công tác đánh giá, chuyển nhượng dự án nhằm nâng cao chất lượng tài sản/danh mục đầu tư và phù hợp với tình hình giá dầu. Bên cạnh đó, PVEP tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển nhượng một phần quyền lợi tham gia của PVEP tại các dự án.

Về triển khai quy trình góp VĐT

PVEP liên tục cập nhật các phương án cân đối vốn phù hợp với các kịch bản giá dầu và các phương án đầu tư, linh hoạt trong quản lý và sử dụng vốn đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn lực, cân đối dòng tiền của các dự án và dòng tiền tổng thể của TCT. PVEP đã thực hiện đồng thời các biện pháp như đàm phán giãn nợ, giảm lãi suất với các ngân hàng, sử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi. Đồng thời, thu xếp và đảm bảo cân đối đủ vốn cho hoạt động đầu tư các dự án trong năm.

Về quyết toán VĐT

PVEP đã tích cực kiện toàn, nâng cao chất lượng và trình độ chuyên nghiệp trong công tác quản lý các dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí, đảm bảo tiến độ,

chất lượng triển khai dự án và tối ưu/tiết giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý và giảm giá thành sản phẩm.

PVEP quán triệt các nhà điều hành tối ưu chi phí vận hành khai thác thông qua các biện pháp cụ thể cho từng dự án.

PVEP đã thực hiện quyết liệt các giải pháp tối ưu đầu tư - chi phí, xem xét đánh giá kĩ lưỡng để tối ưu/giãn tiến độ các hạng mục công việc. PVEP cũng chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư so với phê duyệt của Tập đoàn để đảm bảo thận trọng về tài chính và khả năng thu xếp vốn. Ngoài ra trong suốt quá trình triển khai xem xét/phê duyệt kế hoạch góp vốn, PVEP đã quán triệt tới từng dự án tuân thủ đúng các định hướng chỉ đạo của PVN/PVEP.

Về kiểm soát VĐT

Kiểm soát chặt chẽ chi phí, có các giải pháp đột phá nhằm tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động dòng tiền của dự án cũng như TCT trong bối cảnh hiện nay. Làm việc với nhà thầu giảm triệt để chi phí dịch vụ theo giá dầu, đặc biệt là giảm giá FPSO, O&M, giá thuê giàn khoan và các dịch vụ khoan, dịch vụ hỗ trợ, chi phí nhiên liệu và các dịch vụ thuê ngoài khác.

Quản lý chặt chẽ, thống nhất đến khả năng cân đối vốn, đảm bảo các thủ tục đầu tư đều được tuân thủ.

PVEP tích cực thực hiện, đẩy mạnh các công việc cần thiết/đáp ứng điều kiện triển khai về mặt kĩ thuật cũng như hiệu quả kinh tế/thủ tục pháp lý từ các hạng mục đầu tư để đưa vào khai thác/có doanh thu trong các năm tiếp theo.

Dòng tiền của PVEP được đảm bảo an toàn thanh khoản.

2.4.3. Điểm yếu trong quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

- Hệ thống quy định pháp lý và cơ chế tài chính cho DN hoạt động trong lĩnh vực E&P chưa phù hợp, chưa có nguồn vốn cho hoạt động TKTD, dẫn đến nguy cơ mất cân đối tài chính, mất khả năng thanh toán, mất an toàn cho hoạt động của TCT. Đối với các dự án TKTD do tính rủi ro rất cao, PVEP không thể vay vốn cho các dự án này nên việc sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư cho hoạt động TKTD cần phải có cơ chế xử lý rủi ro ngay trong kỳ để đảm bảo bảo toàn vốn.

- Thực hiện thủ tục đầu tư còn nhiều vướng mắc, chưa có sự đồng bộ. Việc lập, trình duyệt các Báo cáo đầu tư kéo dài, phức tạp đã/đang là bất cập lớn cho PVEP, đặc biệt không đáp ứng được tiến độ/yêu cầu triển khai của dự án dầu khí khiến PVEP phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn, không đạt mức sản lượng khai thác như dự kiến. Công tác đánh giá và thẩm định Báo cáo đầu tư còn kéo dài và nhiều Báo cáo phải đánh giá cập nhật lại từ những khâu đầu do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Một số dựa án của PVEP đang chờ phê duyệt Báo cáo đầu tư hiệu chỉnh, ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ triển khai các dự án đầu tư.

- Các bất cập về cơ chế tài chính và hạch toán đối với Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí tiếp tục được PVEP phối hợp với PVN theo đuổi, thúc đẩy các cấp thẩm quyền xem xét nhưng vẫn chưa được giải quyết, bao gồm: (i) chưa có Cơ chế nguồn vốn phù hợp cho các DA TKTD; (ii) về cách tính thuế TNDN; (iii) xử lý các chi phí rủi ro.

- Việc áp dụng cơ chế tài chính theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP không phù hợp với đặc thù hoạt động của PVEP, từ đó dẫn đến một số rủi ro như: không có nguồn vốn phù hợp cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; không có cơ chế xử lý rủi ro khi các dự án không thành công dẫn đến nguy cơ mất cân đối tài chính, mất khả năng thanh toán, mất an toàn cho hoạt động của TCT.

- Công tác thu xếp vốn của PVEP cho các hoạt động đầu tư gặp nhiều khó khăn, PVEP khó đi vay cho các dự án có giá thành cao hơn hoặc tiệm cận giá bán bình quân.

2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

- Chưa có quy định, quy chế cụ thể về trình tự, thủ tục đối với công tác chuyển nhượng dự án dầu khí, gây khó khăn trong quá trình triển khai.

- Thiếu sự linh hoạt trong việc áp dụng một số quy định, cơ chế tài chính dẫn đến sự không phù hợp với đặc thù của dự án đầu tư dầu khí, ảnh hưởng tới tiến độ dự án cũng như thực hiện dự án.

trong huy động vốn cũng như khó khăn trong hoạt động đầu tư.

- Do dự án đầu tư ở nước ngoài nên không tránh khỏi những trở ngại, rào cản từ môi trường vĩ mô của nước chủ nhà (luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...) cũng như môi trường vi mô (đối thủ, khách hàng...). Ngoài ra, còn có những phát sinh không mong muốn (vd điều kiện tự nhiên) gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư.

Kết luận Chương 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày các thông tin khái quát cơ bản về PVEP và chú trọng vào thực trạng quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án dầu khí của PVEP. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án dầu khí của PVEP.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG

CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2025

3.1.1. Định hướng quản lý vốn đầu tư cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đến năm 2025

Theo Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng đầu tư nước ngoài đến năm 2030, mục tiêu tổng quát là "Hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030". Đồng thời, Nghị quyết cũng có quan điểm chỉ đạo nhấn mạnh vào các nội dung sau:

• Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

• Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.

lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

• Đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

• Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và phát huy sự năng động, sáng tạo của người dân và doanh nghiệp trong việc hoàn thiện, thực thi và giám sát việc thực hiện thể chế, chính sách về thu hút và hợp tác đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ (Trang 70 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w