KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ QUYỀN LỰC

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 39_PH (Trang 30)

trong những nội dung trọng tâm, khâu đột phá trong công tác cán bộ.

Vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ đã được Đảng ta đề cập trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII và Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 khóa XII. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XII, vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ đã được quan tâm sâu sắc, bàn luận kỹ lưỡng, được thể hiện xuyên suốt, đầy đủ và toàn diện ở tất cả các nội dung của Nghị quyết (từ thực trạng, nguyên nhân, mục tiêu, quan điểm, khâu đột phá và nhiệm vụ, giải pháp). Đặc biệt, nội dung này đã được xác định là một trong 2 trọng tâm, một trong 5 đột phá và một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của công tác cán bộ.

Trong thời gian qua, Đảng ta đã chú trọng hoàn thiện các quy định, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác cán bộ, nhưng việc lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực trong công tác cán bộ vẫn chưa được khắc phục và đẩy lùi một cách hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, “trong lĩnh vực công tác cán bộ rất dễ lạm dụng, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi, như: nhiều trường hợp thực hiện công tác cán bộ không đúng quy định, không công khai, minh bạch, công tâm, khách quan; một số nơi, một số trường hợp thi tuyển công chức, viên chức chỉ mang tính hình thức; quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đi học, đi đào tạo không theo tiêu chuẩn… Trong công tác cán bộ, tình trạng tiền tệ, hậu duệ, quan hệ, môn đệ... hoặc bao che, phe nhóm, trù dập, định kiến,... vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi”(1). Nếu tình trạng này không được kiểm soát sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hại và khó lường.

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 39_PH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)