NGHỊ QUYẾT SỐ 52-NQ/TW:

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 39_PH (Trang 34)

vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chủ động, tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Những “rào cản” cần vượt qua

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà nòng cốt là công nghệ số; làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đời sống văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phê duyệt Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,…

Công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Việc xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ mới xuyên quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ số và internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số đã được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực.

Tuy vậy, theo đánh giá của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit 2019), mức độ chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp; thể chế chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập; xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức trung bình, năm 2018 Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá đạt 20/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia.

Bên cạnh đó, thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ, chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho ứng dụng và phát triển các công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất và đời sống; Còn thiếu các quy định về bảo vệ cơ sở dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân, vấn đề quyền cá nhân khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, định danh số và xác thực điện tử;

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 39_PH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)