Để nâng cao chất lượng dòng tiền thì bộ phận quản lý tài chính của công ty (Phòng tài chính - kế toán) cần phải quản lý dòng tiền chặt chẽ hơn nữa. Bộ phận này không thể tự làm tăng hay giảm dòng tiền của công ty nhưng là bộ phận có thể nhận biết được nâng lực cũng như rủi ro thông qua sự lưu thông của dòng tiền từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết giúp ban lãnh đạo công ty tìm hiểu rỏ nguyên nhân lưu thông chậm ở khâu nào và khắc phụ tình trạng đó ra sao.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ROA, ROE, ROS từ năm 2017 đến năm 2019 biến động liên tục và có xu hướng giảm. Vì vây, để hoạt động
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, Công ty nên chú ý một số vấn đề như sau:
Hạn chế mua sắm những tài sản cố định chưa cần sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty chỉ nên đầu tư máy móc thiết bị cho sản phẩm mới khi dự báo chính xác tình hình biến động của thị trường.
Giảm bớt những tài sản cố định không cần thiết, thanh lý những tài sản cố định không cần dùng, không còn được sử dụng hay còn sử dụng nhưng lạc hậu, kém hiệu quả, giảm chi phí khấu hao.
Ngoài ra để quản lý tài sản cố định có hiệu quả, công ty cần phải tính khấu hao đầy đủ, sử dụng đúng số kỳ khấu hao, củng cố kho tàng, tổ chức sắp xếp tốt hơn mạng lưới phân phối nhằm tiết kiệm vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hoàn thiện công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý thông qua tiêu chuẩn hoá trách nhiệm và nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh, biết kết hợp hài hoà giữa yêu cầu đào tạo trường lớp và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương thức kinh doanh của công ty. Hoàn thiện công tác hạch toán trong toàn Công ty bảo đảm chính xác, kịp thời. Thực hiện các biện pháp quản lý nguồn vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích. Các dự án đầu tư phải có phương án vay để vay vốn trung và dài hạn, khắc phục việc dùng vốn ngắn hạn trong đầu tư. Kiểm soát chặt chẽ, giải quyết dứt khoát vấn đề công nợ dây dưa, thường xuyên đôn đốc thu hồi công nợ, đối chiếu và xác nhận công nợ hàng tháng, hàng quý.
Giữ vững và phát triển mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tài chính để tăng cường nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.
tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, luận văn cần đi sâu them vào việc thu thấp các BCTC tháng, quý và các báo cáo quản trị khác. Đó là các báo cáo phục vụ cho việc lên báo cáo tổng hợp, nhằm hiểu sâu hơn về bản chất của các số liệu trên BCTC. Đồng thời cần nghiên cứu các doanh nghiệp cùng ngành để phục vụ cho việc so sánh xác thực hơn.
4.4. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiêncứu trong tương lai cứu trong tương lai
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng để nghiên cứu, tìm hiểu đề tài nhưng do giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi nhưng hạn chế nhất định.
Thứ nhất: Do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản giai đoạn 2017- 2019, đây là chuỗi thời gian chưa đủ dài để có thể phản ánh hết xu hướng biến động tài chính của công ty. Để phản ánh được đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính của công ty, tác giả cần thu thập và phân tích dữ lieu trong ít nhất 5 năm tài chính.
Thứ hai: Khi so sánh các chỉ tiêu tài chính mới chỉ đơn thuần so sánh giữa các năm với nhau mà chưa có sự so sánh các công ty trong cùng ngành hoặc số liệu trung bình ngành.
Thứ ba: Trong quá trình nghiên cứu dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn nhưng do hạn chế về năng lực và nguồn lực hiện có của bản thân tác giả nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong cách tiếp cận, trong phân tích, nhận xét, đánh giá về kết luận.
Trên đây là một số hạn chế mà đề tài nghiên cứu gặp phải, tác giả rất mong muốn đấy sẽ là những gợi mở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo, vừa khắc phục, vừa phát triển đề tài nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Đo đạc và Khoáng sản để đem lại giá trị tốt nhất cho chính đối tượng sử dụng các thông tin liên quan.
Thứ nhất: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Đo đạc và Khoáng sản trong giai đoạn 2015-2019, để có được những phân tích đánh giá xác thực về xu hướng biến động tài chính, làm tiền đề để được ra các dự đoán về sự phát triển trong các giai đoạn kinh tế sau.
Thứ hai: mở rộng quy mô phân tích, các chỉ tiêu phân tích trong từng thời điểm biến động để có những nhận định chính xác.
Thứ ba: tìm kiếm các doanh nghiệp cùng nhóm ngành, tính toán chỉ số trung bình ngành để có góc độ đánh giá tình hình tài chính khách quan hơn khi so sánh giữa các công ty đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành. Từ đó đưa ra các nhận định đáng tin cậy và xác đáng hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế, tác giả đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính cho doanh nghiệp từ cấu trúc tài chính, tình hình và khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh đến việc phân tích rủi ro tài chính.
Luận văn cũng đã nghiên cứu và phân tích BCTC công ty cổ phân Đo đạc và Khoáng sản nhằm đánh giá năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2019. Từ đó, chỉ ra các mặt hạn chế và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp
Dù đã rất nỗ lực, cố gắng trong nghiên cứu, tuy nhiên luận văn vẫn không tránh khỏi những sai sót, những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được những nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và đốc giả quan tâm để luận văn hoàn thiện hơn nữa.
1. Công ty Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2017, 2018, 2019.
2. Công ty Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản, Báo cáo thường niên năm 2017, 2018, 2019.
3. Công ty Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản. Địa chỉ:http://www.surminco.com.vn
4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.