10. Kết cấu
2.1.4.2. Những khó khăn trong hoạt độnghỗ trợ về tài chính:
Khi đƣợc hỏi về những khó khăn, vƣớng mắc còn gặp phải trong nhận hỗ trợ tài chính, ngƣời nghèo đã lựa chọn những khó khăn: thủ tục nhận hỗ trợ phức tạp, lo sợ sẽ không trả đƣợc khoản vay, số tiền hỗ trợ còn ít, không biết sử dụng nguồn vốn để sinh lời. Qua khảo sát về những khó khăn gặp phải trong quá trình nhận hỗ trợ tài chính đã thu đƣợc kết quả sau:
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người nghèovề khó khăn trong hoạt động hỗ trợ tài chính
(Nguồn:Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2020)
Với những nội dung về khó khăn vƣớng mắc còn gặp phải trong hoạt động hỗ trợ về tài chính, theo nhƣ biểu đồ ngƣời nghèo đánh giá khó khăn "Thủ tục hỗ trợ phức tạp"đƣợc lựa chọn nhiều 38,6% , có thể thấy đƣợc rằng khi ngƣời nghèo vay vốn làm các thủ tục còn khá phức tạp rƣờm rà vì vậy cán bộ chính sách giảm nghèo cần quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ ngƣời nghèo làm thủ tục vay vốn tạo điều kiện để ngƣờinghèo có cơ hội vay vốn dễ dàng hơn phục vụ cho hoạt động làm kinh tế.
Khó khăn "lo sợ không trả đƣợc khoản vay" chiếm 27,7% cũng đƣợc ngƣời nghèo lựa chọn nhiều, điều đó có thể thấy đƣợc rằng ngƣời nghèo vẫn còn tự ty chƣa tin tƣởng vào khả năng của bản thân bởi ngƣời nghèo lo sợ làm ăn thua lỗ nghèo lại càng nghèo hơn nên khi vay một khoản tiền họ cũng đắn đo suy nghĩ, cán bộ xã cần vận động nguồn lực trong chính ngƣời nghèo phân tích cho ngƣời nghèo những tiềm năng mà họ có và cũng có thể giúp họ thấy đƣợc những hạn chế của ngƣời nghèo từ đó để ngƣời nghèo có đƣợc cái nhìn khách quan hơn về năng lực của bản thân.
38.60% 27.70% 19.80% 13.90% Thủ tục nhận hỗ trợ phức tạp Lo sợ không trả đƣợc khoản vay Số tiền hỗ trợ ít Không biết sử dụng nguồn vốn để sinh lời
Theo ông N.K.T (48 tuổi) - ngƣời nghèo tại thôn Giã Bàng chia sẻ: “Ba
năm trước gia đình tôi cũng tích cóp được một khoản tiền cùng với đó là vay thêm của anh em họ hàng để mua một đàn lợn 15 con. Tuy nhiên, do dịch bệnh đã làm cho gia đình tôi mất trắng và khiến cho gia đình tôi nợ càng thêm nợ nên tôi vẫn chưa suy nghĩ đến việc vay vốn của nhà nước bới tôi sợ làm ăn thua lỗ sẽ không giả được”.
"Số tiền hỗ trợ ít" chiếm 19,8% đây là một khó khăn liên quan đến vai trò vận động nguồn lực của cán bộ xã, cũng do nguồn kinh phí vận động nguồn lực có hạn nên số tiền hỗ trợ cho ngƣời nghèo cũng không đƣợc nhiều.
Khó khăn "Không biết sử dụng nguồn vốn để sinh lời" chiếm 13,9% tỷ lệ không cao nhƣng khó khăn này cho thấy ngƣời nghèo còn chƣa biết sử dụng nguồn nhƣ thế nào, sử dụng vào việc gì để có thể sinh lợi nhuận, hay có những hộ nghèo còn sử dụng nguồn vốn sai mục đích, nếu nhƣ mục đích vay vốn để làm kinh tế vƣơn lên thoát nghèo thì lại có ngƣời sử dụng nguồn vốn vào việc cờ bạc rƣợu chè làm cho tình trạng nghèo lại càng khổ, nhƣ vậy khi hộ nghèo đã vay đƣợc vốn thì cán bộ chính sách giảm nghèo cũng cần hƣớng cho họ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
2.2. Đánh giá việc thực hiên vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ ngƣời nghèo tại xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc