BỀN VỮNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu DAN__VAN_3-2017_OK__our (Trang 26 - 30)

Công tác dân vận là một hoạt động được các nhà nước, các tổ chức chính trị và các đảng thực hành từ xa xưa. Đó là một công tác quan trọng, xét từ vai trò, tầm quan trọng của nhân dân, của con người trong lịch sử và tồn tại xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “vô luận việc gì đều do con người làm ra”. “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Do đó, Người khẳng định “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc

gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta rất coi trọng dân vận, chú trọng lãnh đạo đội ngũ cán bộ đảng viên thực hành dân vận, giữ gìn, củng cố mối quan hệ gần gũi với nhân dân; gương mẫu, hi sinh vì lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Những chủ trương vận động, tập hợp quần chúng đã được quyết nghị từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng, xuyên suốt quá trình chuẩn bị

Số 03 - 2017

THÔNG TIN DÂN VẬN HÀ TĨNH

27

giành chính quyền (1930 – 1945), quá trình bảo vệ chính quyền (1945 -1954) và đấu tranh thống nhât đất nước (1954 – 1975). Bước vào công cuộc đổi mới, BCH Trung ương Đảng đã ban hành hai nghị quyết chuyên đề về công tác dân vận và nhiều Quyết định, chỉ thị của Bộ Chính trị, Chính phủ về công tác dân vận. Đồng thời, các chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh vai trò, vị trí của công tác dân vận trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhằm lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị làm công tác dân vận.

Nhờ đánh giá rất cao vai trò nhân dân, coi trọng dân vận, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác trong những điều kiện hết sức khó khăn, ngặt nghèo về vật chất, về trang thiết bị, khoa học kỹ thuật. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho giá trị thực tiễn của việc thực hành dân vận trong đời sống chính trị. Thực hành dân vận đã biến sức mạnh tinh thần của đảng chính trị thành lực lượng vật chất gồm sức mạnh toàn dân, khối đoàn kết nhất trí cao độ tập trung vào mục tiêu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chứng minh quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận kém thì việc gì cũng kém! Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công!”

Thực hành dân vận đặt ra yêu cầu rất cao đối với người cán bộ: nói phải đi đôi với làm; gương mẫu trong việc làm, hành động; coi người dân là chủ thể trong cống hiến và phục vụ. Xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách phải bàn bạc với nhân dân, căn cứ nguyện vọng, lợi ích nhân dân. Có thể thấy, thực hành dân vận và thực hành dân chủ gắn bó chặt chẽ với nhau: để dân vận hiệu quả phải phát huy dân chủ, và phát huy dân chủ chính là điều kiện căn cốt để xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nhân dân.

Tuy nhiên, có một thực tế là ý thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên

hiện nay về dân vận còn chưa đầy đủ. Một bộ phận trong hệ thống chính trị còn mơ hồ về lý luận và thực tiễn về công tác dân vận; chưa tự ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ bản thân trong thực hành dân vận. Nhiều cán bộ còn hồn nhiên cho rằng vấn đề hoạt động dân vận, chất lượng công tác dân vận do Ban Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể quyết định.

Hậu quả của nhận thức đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên không thực hành dân vận; suy thoái về đạo đức lối sống; tham ô, nhũng nhiễu, quan liêu, nói không đi đôi với làm. Nhiều việc làm vi phạm quyền dân chủ của nhân dân về kinh tế, chính trị, xã hội thật sự là những vấn đề phản dân vận, làm xói mòn niềm tin của nhân dân, tạo trở ngại cho việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách, luật pháp của nhà nước. Cán bộ, đảng viên không gương mẫu, nhân dân sẽ không gương mẫu. Cán bộ đảng viên vi phạm luật pháp, quan liêu, xa rời lợi ích nhân dân, cộng đồng, nhân dân sẽ không quan tâm đến lợi ích cộng đồng, xã hội. Tội phạm, các vi phạm trong các lĩnh vực đời sống xã hội gia tăng: nhiều doanh nghiệp không tập trung vào cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm mà lèo lái, lách luật; lương thực thực phẩm không an toàn; môi trường ô nhiễm, mạnh ai nấy xả thải; an ninh trật tự nảy sinh nhiều vấn đề; các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị xói mòn, thay vào đó là du nhập những kiểu cách sống vội, ẩu, nặng về tiền bạc, vật chất…Kinh tế có sự tăng trưởng trước mắt nhưng tiềm ẩn nguy cơ không bền vững khi các giá trị sống, sự an toàn của cộng đồng bị xem thường như sức khỏe, môi trường, văn hóa, văn minh, tiến bộ…

Hiện nay, mục tiêu cơ bản mà Đảng và nhân dân ta đang hướng tới là trung bình tăng GDP từ 6,5 - 7%/năm; bình quân GDP/ người từ 3.200 $ - 3.500 $/năm; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ /GDP là 85%; năng suất lao động xã hội tăng 5 %/năm, tỉ lệ lao động

Số 03 - 2017

THÔNG TIN DÂN VẬN HÀ TĨNH

28

qua đào tạo đạt khoảng 65 – 70%(2020). Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1 – 1,5%/năm. Đến 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch; 85% chất thải nguy hại, 95 -100% chất thải y tế được xử lý. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Trên cơ sở định hướng của Trung ương và căn cứ tình hình thực tiễn, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII xác định mục tiêu đến 2020 GDP/người đạt 80 triệu đồng, tỉ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 56% GDP. Thu ngân sách 46 000 tỷ VNĐ; kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỉ $/năm; giá trị sản xuất đạt 140 triệu/ha/năm. Tỉ lệ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường trên 75%. Tỉ lệ nghèo giảm 2,5 – 3%/năm theo chuẩn mới. 100% xã phường thị trấn ổn định chính trị.

Có thể thấy, những mục tiêu kinh tế - xã hội mà Trung ương và tỉnh ta đề ra thể hiện quan điểm gắn bó chặt chẽ giữa vấn đề phát triển kinh tế với phát triển xã hội; CNH – HĐH gắn liền với phát triển nông nghiệp nông thôn; tăng trưởng đi liền với nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện sống về vật chất, tinh thần của người dân và bảo vệ môi trường. Đó chính là những thành tố của phát triển bền vững, hay nói cách khác đó là quan điểm phát triển bền vững.

Trước những mục tiêu nêu trên, căn cứ giá trị lý luận và thực tiễn của việc thực hành dân vận, các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm mà đảng ta xác định là xây dựng đảng, đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người. Để tác động đến tư tưởng, nhận thức, hành vi của con người, việc nâng cao nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đảng viên về dân vận và thực hành dân vận là một yêu cầu vừa khách quan, vừa cấp thiết. Trong hệ thống 9 nhóm

giải pháp có mối liên quan chặt chẽ với nhau của chuỗi các nhận thức, hành động phải làm, Nghị quyết Đại hội tỉnh Hà Tĩnh khẳng định một nhóm giải pháp là nâng cao chất lượng công tác dân vận của hệ thống chính trị.

Xác định lấy công tác dân vận và thực hành dân vận để tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vừa là sự phát huy truyền thống, kinh nghiệm lãnh đạo đất nước của đảng ta, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đó là một trong những giải pháp nền tảng để đảm bảo sự phát triển bền vững; phát triển kinh tế đi liền với xây dựng những giá trị sống văn hóa văn minh. Phát triển trên cơ sở khơi dậy nguồn lực quan trọng nhất: con người. Ðể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang… thực hành dân vận, phải tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các tổ chức đảng, nhà nước, các ban ngành đoàn thể, mọi cơ quan đơn vị, nhất là Ban dân vận các cấp phải quan tâm đào tạo, giáo dục về lý luận công tác dân vận; về tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh bằng những cách thức đa dạng, thiết thực. Tổ chức tập huấn rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ dân vận hàng năm. Phát huy vai trò các tổ chức đảng, đoàn thể, chính quyền, nhân dân trong giáo dục, rèn luyện giám sát đạo đức lối sống, tác phong; kiểm tra, thanh tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công khai, minh bạch. Mặt khác, thực hiện tốt công tác đánh giá, tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ. Chú trọng đổi mới, thiết kế, xây dựng các bộ công cụ, các phương pháp giúp tuyển dụng cán bộ vừa có tài vừa có tâm cho bộ máy nhà nước. Việc nâng cao chất lượng xây dựng luật pháp và thi hành luật pháp trong đời sống xã hội, nhất là hệ thống luật pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ của Đảng và bộ máy nhà nước càng phải đảm bảo liêm chính, nghiêm minh. Mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách luật pháp của Nhà nước, các chiến lược, kế hoạch

Số 03 - 2017

THÔNG TIN DÂN VẬN HÀ TĨNH

29

phát triển kinh tế - xã hội, các dự án hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho CNH và dân sinh ở tầm vĩ mô hay vi mô phải được xây dựng trên sơ sở đảm bảo có sự tham gia của người dân, đa chiều, cân nhắc toàn diện lợi ích các bên trước mắt và lâu dài. Đấy chính là “hết sức làm” “những gì có lợi cho dân, “hết sức tránh” “những gì có hại cho dân”.

Khi sự tự ý thức và thực hành dân vận đạt đến mức độ tự giác, chính là người cán bộ có những phẩm chất đạo đức quan trọng: yêu dân. Yêu dân là yêu quê hương đất nước, là “tận hiếu, tận trung” trong quan điểm Hồ Chí Minh. Người yêu dân, yêu nước sẽ chấp hành tốt đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước; tận tụy thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao phó, không có “đất” cho chủ nghĩa cá nhân, cho những sai phạm trong quản lý điều hành kinh tế – xã hội. Cán bộ gương mẫu thực hành dân vận thì dân tin, dân yêu và noi theo, là cơ sở để xây dựng phát triển quê hương đất nước hiện đại, văn minh bền vững. Có thể thấy, bài học về thực hành dân vận trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ đã được nhận thức nhưng phải được phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Bởi lẽ, niềm tin của nhân dân, cái gốc của sức mạnh đoàn kết toàn dân là ưu thế tuyệt đối trong so sánh với các nguồn lực khác, càng phát huy càng tạo ra những giá trị gia tăng cho quá trình phát triển. Do vậy, đòi hỏi cán bộ, đảng viên, cả hệ thống chính trị phải tăng cường thực hành dân vận để xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết đó./.

n.M.h

Mặt trận, đoàn thể, các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có giá trị cao.

Các chương trình, dự án phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn và lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người dân; tăng cường đối thoại, trao đổi trực tiếp với Nhân dân, chú ý lắng nghe ý kiến Nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện; kết hợp công tác quản lý, điều hành với việc thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục.

Năm là: Cần có đánh giá kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đó là Chỉ thị 06-CT/TU, ngày 14/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo và nâng cao hiệu quả công tác dận vận của cơ quan nhà nước các cấp; Kế hoạch số 80/KH-UBND, ngày 23/3/2016 về triển khai Chỉ thị 06: kết quả thực hiện ở các sở, ban, ngành, những hạn chế, bất cập, khó khăn.

Đồng thời, quan tâm nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là về xây dựng và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân; từ đó tham mưu các chủ trương, chính sách phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác dận vận trong tình hình mới.

Kiểm tra, đánh giá người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhất là minh bạch về chi tiêu tài chính công, quản lý tài sản công, công tác tổ chức cán bộ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ đánh giá hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước./.

t.t.D NÂNG CAO...

Số 03 - 2017

THÔNG TIN DÂN VẬN HÀ TĨNH

30

Một phần của tài liệu DAN__VAN_3-2017_OK__our (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)