Hoàng giáp ĐinH nHo Hoàn

Một phần của tài liệu DAN__VAN_3-2017_OK__our (Trang 47 - 48)

Đinh Nho Hoàn , người xã An Ấp, huyện Hương Sơn, tự là Tồn Phác, hiệu Mặc Trai (cũng gọi là Mặc Ông), sinh ngày mồng 5 tháng 10 năm Tân Hợi, niên hiệu Cảnh Trị thứ 9 (7 - 11- 1671) trong dòng họ Đinh Nho, vốn nổi tiếng là vọng tộc trên đất Hoan Châu. Ông là con của cụ Đinh Nho Công và phu nhân Đặng thị. Sách Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch vàHà Tĩnh nhân vật chícủa Nguyễn Hoằng Ân đều ghi cha ông là: Đinh Nho Công, người xã An Ấp, huyện Hương Sơn, năm 34 tuổi, đỗ Hội nguyên khoa Canh Thìn, đời Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), làm quan đến Thiêm đô Ngự sử.Em của Đinh Nho Hoàn là Đinh Nho Tông, đậu Hương cống có công lớn được phong tước Hương Nghĩa hầu.

Thửa nhỏ, ông nổi tiếng thông minh hiếu học, được cha kèm học, sau về kinh đô thụ giáo với nhiều bậc danh sư. 30 tuổi, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp) khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa 21 (1700). Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa

năm thứ 21 (1700) tại Quốc Tử Giám (bia số 55) ghi đây là khoa thi mà “Bấy giờ người dự thi đông đến trên 2.000 người, chọn được hạng xuất sắc là bọn Nguyễn Hiệu 19 người. Ngày tháng 5 triệu vào điện thí, ban cho Nguyễn Đinh Ức đỗ Tiến sĩ cập đệ, bọn Tạ Đăng Huân 3 người đỗ Tiến sĩ xuất thân, bọn Trần Toàn 15 người đỗ Tiến sĩ xuất thân. Ngày 22 xướng loa gọi tên người thi đỗ, quan Bộ lễ rước bảng vàng ra treo ngoài cửa nhà Thái học. Sau đó lại ban cho áo mũ phẩm phục, hoa bạc yến Quỳnh, cưỡi ngựa đi xem phố phường, rồi vinh quy về nhà”. Về sự kiện này, chính Đinh Nho Hoàn cho biết: “Cha mẹ tôi có 12 con, Mặc Trai tôi là con thứ. Khoa Canh Thìn 30 tuổi thi Hội đỗ thứ hai, vào thi Đình được ban Đệ nhị giáp (Hoàng giáp). Tháng trọng thu (tháng 8) năm Nhâm Ngọ (9 - 1702) phụng sai Sơn Tây xứ. Tháng mạnh thu (tháng 7) năm Giáp Thân (8 - 1704) phụng sai đốc trấn Cao Bình...”

SáchCác nhà khoa bảng Việt Namcho biết sau khi thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Đinh Nho Hoàn được bổ nhiệm làm Hàn lâm viện khoảng 2 năm rồi được bổ chức Tham chính xứ Sơn Tây. Gần 2 năm sau lại được triều đình điều bổ chức Đốc trấn Cao Bình (Cao Bằng).

Thời gian ở Cao Bằng, ông làm nhiều việc ích nước, lợi dân như sửa đường, phá ghềnh đá trên sông Bằng

Đền Gội Vị nơi thờ 4 vị thần dòng họ Đinh Nho. Ảnh P/V

Hoàng giáp ĐinH nHo Hoàn

ái Vân

Một phần của tài liệu DAN__VAN_3-2017_OK__our (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)