Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 30 - 33)

tín dụng của Tịa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

2.2.1. Những kết quả đạt được

Theo thống kê, các tranh chấp kinh doanh thương mại qua các năm có chiều hướng tăng lên tuy nhiên không thể hiện rõ thông qua số liệu vụ án được xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm ở TAND cấp cao tại Đà Nẵng vì hầu hết đã được giải quyết xong ở cấp xét xử sơ thẩm. Sự gia tăng này một mặt phản ánh đúng thực tế tranh chấp đang xu thế ngày càng tăng cao hiện nay do tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Điều này gây khơng ít trở ngại đến kinh tế cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Dưới đây là bảng số liệu thống kê các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại từ năm 2016 – 2019 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số lượng các vụ án tranh chấp Kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng từ năm 2016 – 2019

Năm 2016 2017 2018 2019

Số vụ 18 21 24 26

Nguồn: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Bảng 2.2: Thống kê số lượng giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng từ năm 2016 – 2019

Năm Thụ lý (vụ) Số vụ án đã giải quyết Số vụ còn lại Tỷ lệ giải quyết (%) Xét xử Đình chỉ 2016 14 10 02 02 85,71 2017 17 08 06 03 82,35 2018 10 08 02 00 100 2019 13 07 05 01 92,30

24

Có thể thấy, kể từ năm 2016 – 2019, tranh chấp HĐTD ngân hàng đã luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 41,67% – 80,95%, trung bình 62,60%, tức là hơn một nửa) trong số các vụ án đã thụ lý và giải quyết trên tổng số tranh chấp kinh doanh thương mại của TAND cấp cao tại Đà Nẵng. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản của HĐTD ngân hàng là sự chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn đối với quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết trong HĐTD ngân hàng thì bên cho vay chỉ có thể địi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn, vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các hợp đồng khác được giải quyết tại tòa án.

Mặt khác, trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ giải quyết các vụ tranh chấp HĐTD ngân hàng cũng tăng lên, cụ thể năm 2016, số vụ án được giải quyết 12 vụ trong tổng số số vụ án được thụ lý là 14 vụ (chiếm 85,71%); trong năm 2018, số vụ án được giải quyết là 10 vụ trong tổng số vụ án được thụ lý là 10 (chiếm 100%); trong năm 2019, số vụ án được giải quyết 12 vụ trong tổng số thụ lý 13 vụ (chiếm 92,30%). Điều này thể hiện, chất lượng giải quyết các tranh chấp HĐTD ngân hàng của TAND cấp cao tại Đà Nẵng luôn ở mức cao.

Cũng theo số liệu thống kê của TAND cấp cao tại Đà Nẵng, các vụ án tranh chấp HĐTD đang có chiều hướng giảm xuống. Nguyên nhân cơ bản nhất của tình hình này là các ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn khi tiến hành cho vay. So với giai đoạn trước năm 2015, thì số vụ tranh chấp HĐTD ngân hàng đã bắt đầu chiếm tỉ lệ ít dần theo thời gian trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Sự giảm xuống này một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay rằng HĐTD ngân hàng ngày càng được áp dụng pháp luật chặt chẽ, từ đó giảm thiểu khả năng phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, việc thống kê này cũng chưa đầy đủ và đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về tổng quan việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại thành phố Đà Nẵng, vì trong thực tế khơng phải tranh chấp HĐTD ngân hàng nào cũng được các TCTD và khách hàng đưa ra tranh chấp tại tòa án mà tự thương

25

lượng giải quyết để vừa giữ quan hệ tốt với nhau, vừa giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhằm giảm thiểu thiệt hại vật chất và giữ uy tín của các bên.

Qua thực tiễn xét xử, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã đạt được những kết quả nhất định cho thấy:

Thứ nhất, TAND cấp cao tại Đà Nẵng với đội ngũ thẩm phán và thư ký

thường trực tạo điều kiện giúp tiếp nhận hồ sơ, xử lý các vụ án, không để bị tồn đọng quá nhiều vụ án.

Thứ hai, trình độ chun mơn của các thẩm phán TAND cấp cao tại Đà

Nẵng luôn được tăng cường, nâng cao chất lượng xét xử giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp HĐTD ngân hàng nói riêng. Ngồi ra cịn có sự phân cơng chun trách cho các thẩm phán trong lĩnh vực cụ thể để các thẩm phán có điều kiện được nghiên cứu chuyên sâu, tích lũy kinh nghiệm, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng xét xử.

Thứ ba, trong công tác giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, TAND

cấp cao tại Đà Nẵng đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết vụ án. Công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Thứ tư, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, thống kê các loại

tháng, năm theo mẫu mới do TAND tối cao phát hành. Bên cạnh đó, cơng tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ được thực hiện nghiêm túc, cơng tác phịng cháy, chữa cháy cũng được đảm bảo an tồn.

Thứ năm, cơng tác giải quyết án được thực hiện tốt với chất lượng đảm

bảo. Trên tinh thần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, nâng cao chất lượng tố tụng, tranh tụng tại phiên tòa; thể hiện đúng tinh thần của cải cách tư pháp, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng xét xử tại phiên tòa, đặc biệt là phần tranh tụng công khai, đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng thể hiện vai trò của chủ tọa trong phiên tòa; trong phần

26

tranh luận thể hiện tính đầy đủ, bình đẳng của những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng. Việc xét xử tại TAND cấp cao tại Đà Nẵng thực hiện đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; Quyết định, bản án đưa ra hợp tình, hợp lý.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)