Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 37 - 39)

tín dụng tại Tịa án

Thứ nhất, các quy định của pháp luật cần được hoàn thiện nhằm hạn chế

tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, trong đó nên tập trung:

Một là, cần hồn thiện quy định của pháp luật về lãi suất cho vay trong

hợp đồng tín dụng. Việc ban hành BLDS năm 2015 đã sửa đổi về phần lãi suất, thì cần có thêm những quy định rõ về khái niệm các loại lãi suất, cách tính lãi suất để tránh các tổ chức tín dụng lách luật nghĩ ra các khoản phí, phụ phí khác để thu từ khách hàng khi việc thực hiện nghĩa vụ HĐTD quá hạn. Cũng cần phải cân nhắc điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và dự liệu “những trường hợp khác do pháp luật quy định” để không gây mâu thuẫn trong luật.

Hai là, các quy định pháp luật về đảm bảo thanh toán và xử lý tài sản

đảm bảo cần phải chặt chẽ và có tính thống nhất. Vì vẫn cịn nhiều điểm bất cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia HĐTD từ đó dẫn đến tranh chấp. Pháp luật cũng cần có các quy định cụ thể về việc cơ quan thẩm quyền thực thi vai trị của mình. Thống nhất giữa các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay với các bộ phận pháp luật khác có liên quan như pháp luật về sở hữu, pháp luật về đất đai, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp, pháp luật về thi hành án góp phần quan trọng trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, có quy định cụ thể cho việc thi hành các bản án liên quan đến TCTD tránh việc khách hàng bị lợi dụng kéo dài thời gian thi hành án. [14, tr. 47]

Ba là, các quy định về chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản cần phải xác

định rõ ràng. Tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản. Do đó, pháp luật cần quy định điều kiện đối với hộ gia đình khi thế chấp Quyền sử dụng

31

đất, cụ thể: BLDS cần xác định các tiêu chí để xác lập địa vị pháp lý của hộ gia đình xác lập các quyền về tài sản cho hộ gia đình đó. Luật đất đai cần xác định tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp nào thì xác định là chung của cả hộ gia đình và riêng cho một thành viên trong hộ gia đình. Bên cạnh đó pháp luật cần bổ sung các quy định về quản lý đăng ký thành viên hộ gia đình nhằm xác định tư cách thành viên hộ gia đình, qua đó tạo thuận lợi cho hộ gia đình khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Bốn là, cần quy định cụ thể về điều kiện riêng đối với động sản và tài sản

hình thành trong tương lai trở thành tài sản thế chấp. Quy định các điều kiện cụ thể đối với từng loại tài sản hình thành trong tương lai được phép thế chấp và có cơ chế để tiến hành đăng ký tạm thời đối với tài sản đó.

Năm là, pháp luật cần bổ sung quy định về những loại tài sản khơng thể

thế chấp, cần có quy định hướng dẫn mang tính chất “khoanh vùng” những tài sản khơng thể dùng để thế chấp để tránh gây nhầm lẫn và không làm mất thời gian của bên nhận thế chấp khi thẩm định tính hợp pháp của tài sản.

Sáu là, hoàn thiện quy định pháp luật về chứng minh và chứng cứ. Trong

thực tế, có rất nhiều yêu cầu giao nộp chứng cứ của đương bị từ chối vì nhiều lý do bởi các cơ quan, tổ chức liên quan. Vì vậy đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu được chứng cứ để làm cơ sở u cầu tịa án thu thập. Do đó, cần có chế tài cụ thể để xử lý các tổ chức, cá nhân không hợp tác trong việc cung cấp, chứng cứ phục vụ cơng tác xét xử của tịa án.

Thứ hai, bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn đối với giải quyết tranh

chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng. Để tiết kiệm thời gian cho đương sự thì với những tranh chấp HĐTD ngân hàng mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trước nguyên đơn, nếu nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu như bị đơn cùng tất cả những người liên quan khác trong vụ án tranh chấp khơng có sự phản đối về sự giả mạo của bằng chứng đó thì tịa án có thể khẳng định được tính xác thực và độ tin cậy của các thơng tin trong các

32

văn bản đó. Do vậy, tịa án khơng phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh mà vẫn có thể giải quyết được đúng pháp luật các tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả theo một thủ tục rút gọn hơn so với thủ tục theo pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 37 - 39)