Theo tính chất hợp đồng lao động 64 100%

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016 (Trang 27 - 33)

1 Hợp đồng có xác định thời hạn 45 70,31% 2 Hợp đồng không xác định thời hạn 16 25,00% 3 Hợp đồng theo thời vụ 03 4,69%

Ban lãnh đạo Công ty hiểu được nhân lực là nòng cốt cho sự phát triển Công ty nên luôn quan tâm, hỗ trợ đào tạo nhân viên, khuyến khích nhân viên tự học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm. Qua đó có thể sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp nhằm đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của Công ty.

Hiện nay Công ty áp dụng chính sách tiền lương theo hình thức lương cơ bản và hệ số lương phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Chính sách thưởng theo kết quả 6 tháng hoặc năm, phụ thuộc vào kết quả hoạt động. Ngoài ra, người lao động được đảm bảo quyền lợi như nghỉ ốm đau, thai sản, hưu trí…

Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm

STT Năm Tổng số lượng người lao động

(người) Lương bình quân (đồng/người/tháng) 1 2014 115 4.450.000 2 2015 115 3.994.000 3 2016 64 4.500.000

Chính sách đối với người lao động

Tình hình tài chính

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

Tổng tài sản 183.037 157.334

Doanh thu thuần 965.424 675.059

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (6.466) (3.551)

Lợi nhuận khác 4.384 1.518

Lợi nhuận trước thuế (2.082) (2.033)

Lợi nhuận sau thuế (2.082) (2.033)

Tỷ lệ cổ tức - -

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm 2016 thực sự là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo. Về lúa vụ Đông Xuân, chỉ tính riêng ĐBSCL bị mất tới hơn 1,14 triệu tấn lúa (giảm -10,2% so với cùng kỳ) do ảnh hưởng của hạn hán.

Trong thời gian qua, tình hình xuất khẩu gạo trong nước nói chung và Công ty nói riêng đều khó khăn. Doanh thu Công ty đạt 675 tỉ giảm 30% so với cùng kì năm trước, việc kinh doanh gạo trong nước cũng có phần hạn chế, bởi thực tế, dù gạo Việt đang ngày càng chật vật tìm đường xuất ngoại, thì tại thị trường trong nước, người dân Việt Nam ngày càng tìm đến “gạo ngoại” nhiều hơn, dù nhiều loại gạo giá đắt hơn hẳn gạo nội, nhưng bù lại chất lượng cao hơn.

Áp lực cạnh tranh gia tăng không chỉ xuất khẩu mà ngay tại thị trường nội địa cũng gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành. Tuy đảm bảo được về đầu ra nhưng các vấn đề khách quan của Công ty chưa được giải quyết ổn thỏa.

Mặc dù các chi phí được cắt giảm nưng với đặc thù ngành gạo, giá vốn luôn chiếm một tỷ lệ lớn so với doanh thu (giá vốn hàng bán chiếm hơn 90% doanh thu thuần) nên để bù đắp các chi phí cũng là một khó khăn lớn cho Công ty.

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 0,85 0,79 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,78 0,73

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số Nợ/Tổng tài sản % 0,71 0,68 Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu % 2,49 2,16

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 43,6 98,7 Vòng quay tổng tài sản Vòng 4,11 3,96

Cổ phần

Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Kinh doanh Nông sản Kiên Giang Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu Tổng số cổ phần:

 Số lượng cổ phần đang lưu hành: 4.400.000 cổ phiếu

 Số lượng cổ phần chuyển nhượng tự do: 4.400.000 cổ phiếu

 Số lượng cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng: 0 cổ phiếu

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)