ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016 (Trang 49 - 53)

- Đóng góp quỹ xã hội tập trung

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Đánh giá về các mặt hoạt động của Công ty

Đánh giá về hoạt động của Ban Giám đốc Công ty

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu năm nay đạt khoảng 4,88 triệu tấn, tương đương 2,2 tỷ USD, giảm gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm nay, Trung Quốc tiếp tục là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 36% thị phần; đạt 1,6 triệu tấn, tương đương 722 triệu USD. Trong khi đó, các thị trường cao cấp như Mỹ, Singapore, Hồng Kông đều giảm kim ngạch nhập khẩu khoảng 19% - 33%. Các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia sụt giảm từ 22% - 65%. Năm 2016 là một năm u ám đối với ngành lúa gạo Việt Nam khi cả năm không đạt được mục tiêu xuất khẩu 5,65 triệu tấn dù trước đó, Bộ NN&PTNT đã điều chỉnh giảm mục tiêu từ ở mức 6,5 triệu tấn. Đây là mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

Với những bất lợi đó, Công ty không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ tình hình chung nên việc hạn chế bớt đầu vào, cố gắng duy trì đầu ra để doanh thu không bị sụt giảm, có lúc giá gạo xuất khẩu xuống quá thấp khiến Công ty gặp nhiều khó khăn.

Ban giám đốc Công ty và các cán bộ quản lý khác tuân thủ theo đúng pháp luật, điều lệ và quy chế quản lý tài chính và các quy định hiện hành của Nhà Nước, nỗ lực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Mặc dù có nhiều khó khăn trong năm vừa qua nhưng Ban Giám đốc đã có nhiều cố gắng đóng góp cho việc hoạt động kinh doanh của Công ty như: đảm bảo được đầu ra, duy trì doanh thu, bù đắp các chi phí hợp lý,…

Kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị

Ngành gạo đầu năm 2017 có dấu hiệu khởi sắc khi một số hợp đồng được ký tiếp và nhu cầu nhập khẩu từ nhiều khu vực cũng tăng lên. Đáng chú ý là, Bộ Công Thương đã ký quyết định bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo. Theo quyết định này, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quyết định số 6139 năm 2013 như khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo; khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo... đã chính thức được bãi bỏ. Việc bãi bỏ điều kiện xuất khẩu gạo rất phù hợp với xu thế chung góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước sáng tạo, tự chủ cao hơn để đối mặt với thị trường xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, trong bối cạnh cơ hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, vô hình chung đã dẫn đến việc Kigitraco phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh hơn. Vì thế, Hội đồng quản trị chú trọng việc thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình hình thị trường gạo nhằm kịp thời đưa ra các chính sách sản xuất kinh doanh phù hợp.

Năm 2017, ngành gạo đang đứng trước những cơ hội lớn khi được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại với ưu đãi lớn về thuế. Theo Cục chế biến và xuất khẩu thủy sản, cơ hội cho gạo Việt Nam xuất khẩu gạo sang các quốc gia thuộc khu vực Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) là rất lớn khi FTA Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016. Cụ thể, các thành viên EAEU sẽ dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch tổng là 10.000 tấn gạo được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Sau khi xuất khẩu đủ lượng này, sản phẩm gạo xuất khẩu sẽ chịu mức thuế 11,7% và VAT 10% - thấp hơn đáng kể so với con số 40% hiện nay.

Vào giữa tháng 12/2016, Bộ Công Thương cũng đã có điều chỉnh áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2016 và 2017 với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với hai nhóm có xuất xứ từ Campuchia, trong đó có mặt hàng gạo. Điều chỉnh này dựa theo bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam – Campuchia nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có nguồn nguyên liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sang các nước khác.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được dự báo tăng nhưng cũng khó có thể đạt được mức của những năm trước. Trong tình hình chung đó, Kigitraco đặt ra các biện pháp để tháo gỡ khó khăn: - Cải tiến chất lượng theo chiều sâu, tuân thủ các quy định, yêu cầu về chất lượng để có thể hợp

tác với các khách hàng khó tính; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Cải tiến máy móc kỹ thuật, nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.

- Tìm kiếm các phân khúc thị trường tiềm năng như châu Phi và châu Mỹ Latin vì nhu cầu gạo ở thị trường này luôn tăng vì dân số tăng. Bên cạnh nhu cầu gạo giá thấp thì một số sản phẩm chất lượng cao như gạo jasmine, kdm cũng ngày càng được quan tâm hơn.

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)