Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ các-bon

Một phần của tài liệu RP0283-12 (Trang 29)

Việt Nam đã thông qua nghị định thư Kyoto vào năm tháng 9 năm 2002 do Việt Nam là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Tiếp đến việc thiết lập cơ chế phát triển sạch quốc gia (CNA) dưới sựđiều hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE). Chính phủ Việt Nam đã cố gắng thúc đẩy chương trình AR- CDM như một cách để phủ xanh 5,6 triệu hecta đất trống và cũng như một lựa chọn giải pháp về phát triển bền vững cho cộng đồng nông thôn nghèo ở Việt Nam. Dự án trồng rừng Cao Phong đã trở thành dự án CDM đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực này được Ban Điều hành CDM thông qua năm 2009. Dự án nằm trên địa bàn 2 xã là Xuân Phong và Bắc Phong của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 100km về phía tây. Tín chỉ các-bon của dự án này được tạo ra từ việc trồng Keo (Acacia mangiumAcacia auriculiformis) trên 365 ha đất bạc màu theo chu kỳ 15 năm. Tổng lượng các-bon do dự án tạo ra hàng năm là 2.665 tấn CO2 và dự án được đăng ký dưới dạng dự án CDM trồng rừng/tái trồng rừng quy mô nhỏ. Dự án được hỗ trợ tài chính bước đầu bởi Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và được thực hiện bởi Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm Sinh thái và Môi trường rừng, và Cục Lâm nghiệp (nay là Tổng cục Lâm nghiệp) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (UNFCCC, 2011 [17]).

Chính phủ Việt Nam đã cam kết ở mức độ cao đối với REDD+ và hiện đang thiết kế một hệ thống chia sẻ lợi ích tổng hợp cho REDD+. Mục tiêu của Chính phủ là chuyển toàn bộ lượng giảm phát thải được chứng nhận thành khoản thu của REDD+ và phân phối một cách minh bạch công bằng và hiệu quả tới các đối tác địa phương, đặc biệt là những người hưởng lợi cuối cùng. Gần đây VIệt Nam đã được Ngân hàng thế giới (World Bank) chấp nhận là thành viên của Quỹ Đối tác các-bon ngành Lâm nghiệp (FCPF). Chương trình REDD+ ở Việt Nam đặt ra ưu tiên trong giai đoạn thứ nhất là nâng cao năng lực. Trong giai đoạn thứ hai, việc thí điểm cơ chế REDD+ dự kiến sẽ được thực hiện ở cấp dưới quốc gia, bắt đầu từ năm 2013. Chuyến thăm của Thứ trưởng Bộ NNPTNT, đại diện giám đốc chương trình UN-REDD tại Việt Nam (ngày 3-5/6/2011) đến Bắc Kạn có đề cập đến việc sắp tới tỉnh Bắc Kạn có thể sẽ là một trong 5 hoặc 6 tỉnh được chọn làm thí điểm chương trình UN-REDD giai đoạn II. Cơ chế chi trả DVMT các-bon theo cơ chế REDD+ bước đầu được ICRAF Việt Nam hỗ trợ thiết kế xây dựng cho tỉnh Bắc Kạn và huyện Na Rì là thí điểm đi đầu ở Việt Nam, và được giới thiệu trong Chương 3 và 4 của báo cáo này.

Một phần của tài liệu RP0283-12 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)