Hạn chế trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

II. Thực trạng

5. Hạn chế trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ở Việt Nam

5.1. Trong quản lý tài nguyên rừng

Những bất cập trong quản lý rừng hiện nay không có liên quan nhiều tới pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng mà chủ yếu có liên quan tới những vấn đề thực tế.Ba bức xúc chủ yếu hiện nay là:

(1) Nạn lâm tặc khai thác gỗ lậucòn phổ biến, nhất làcóvụ việcliên quan tới sự tiếp tay của một số cơ quan quản lý của Nhà nước. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt.

Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy. Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

Rừng Cúc Phương những năm 2017, 2018 là tiêu điểm khi các đối tượng lâm tặc liên tục tấn công, đốn hạ hàng loạt cây gỗ quý có tuổi đời hàng trăm năm. Và đáng chú ý trong vụ việc này là vai trò quản lý của các bộ phận chức năng bảo vệ rừng dường như chưa được phát huy, thể hiện sự yếu kém vì tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Sau đó những năm 2019, 2020 là Tây Nguyên, phát hiện tới hơn gần 2.900 vụ, chủ yếu là vi phạm về vận chuyển, mua, bán lâm sản trái pháp luật. Chất lượng rừng của toàn khu vực hiện cũng đang bị suy thoái, đặc biệt là rừng tự nhiên. Tỷ lệ rừng trung bình, rừng giàu chỉ chiếm hơn 18% (tương ứng khoảng 0,5 triệu ha), còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm đến hơn 81% (gần 1,8 triệu ha).

(2) Các lâm trường quốc doanh trướcđây đang nắm giữ một diện tích rừng khá lớn mà chủ trương cải cáchđã có từ 20 năm trước nhưng đến nay chưa thành công. Tại một số địa phương, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc nông trường, lâm trường vẫn chưa được giải quyết triệt để. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất… Báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chỉ rõ, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc nông trường, lâm trường hiện nay chưa được giải quyết triệt để, nhiều vụ việc còn kéo dài nhưng chưa có biện pháp xử lý.

Thực tế quy mô quản lý của các nông trường, lâm trường là quá lớn, nguồn lực lại mỏng và công cụ quản lý thô sơ dẫn đến tình trạng nhiều nông trường, lâm trường không kiểm soát được gây lãng phí tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, lịch sử hình thành các nông trường, lâm trường trải qua nhiều giai đoạn với nhiều chính sách quản lý khác nhau, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp. Phần lớn các nông trường, lâm trường đều có địa hình khó khăn; tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng di dân tự do kéo dài và phân tán nhiều khu vực.

(3) Đồng bào dân tộc thiểu số vẫn gắn cuộc sống của mình với không gian rừng từ lịch sử nhưng đến nay vẫn khó tiếp cận với nghề rừng, luôn thiếu cả đấtở lẫn đất sản xuất, tỷ lệ rơi vào nghèo đói cao hơn dân tộcđa số. Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế cho miền núi, song đời sống của nhân dân vẫn vô cùng khó khăn. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản và đất sản xuất ngày càng lớn, dẫn đến việc phá rừng trái phép làm nương rẫy, xâm chiếm đất rừng trái phép ngày càng nhiều. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng ở Việt Nam.

5.2. Trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng

Nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên còn yếu, nhất là về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài (điển hình là việc khai thác quá mức: cây chưa đủ ngày tuổi cũng khai thác để bán) dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Một số đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa để phục vụ cho việc di canh di cư (khai thác rừng sai với quy định của nhà nước).

Rừng phòng hộ chuyển đổi thành rừng sản xuất nhưng sản lượng thu được không cao và cũng không đảm bảo được đầu ra tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

Có những trường hợp cán bộ kiểm lâm tiếp tay bao che cho lâm tặc vào chặt phá rừng trái phép

Tất cả những hạn chế nêu trên đều là việc khai thác sử dụng tài nguyên rừng sai mục đích, đãn đến hậu quả nghiêm trọng:

 Xói mòn đất: đất bị xói mòn có thể dẫn đến những trận lở bùn,đất thảm khốc. Một lượng lớn đất có thể trôi vào sông suối, làm tắc nghẽn đường dẫn nước và gây hư hỏng các công trình thủy điện và cơ sở hạ tầng thủy lợi. Ở một số khu vực khác, các vấn đề xói mòn đất do phá rừng dẫn đến các vấn đề canh tác và mất điện.

 Biến đổi khí hậu: thời tiết bị thay đổi và tăng khả năng xảy ra thiên tai gây ảnh hưởng đến động vật hoang dã, thực vật và con người

Mất đa dạng sinh học: việc phá rừng làm thay đổi môi trường quá nhanh, các loài thực vật và động vật không kịp thích nghi với môi trường mới, có nghĩa là nhiều loài trong số chúng không tồn tại. Nếu nạn phá rừng, khai thác trái phép xảy ra nghiêm trọng, một số loài động thực vật có thể bị tuyệt chủng

Một phần của tài liệu Thực trạng việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w