Quan điểm và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

1. Quan điểm

1.1. Về hoạt động quản lý của Nhà nước

- Các cấp ủy đảng chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề khai thác

và sử dụng tài nguyên rừng trong quá trình xây dựng kinh tế xã hội, chưa kịp thời có kế hoạch và biện pháp xử lý nhanh chóng và nghiêm ngặt, chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo

- Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương chậm chễ và kém hiệu quả trong việc thức hiện

các nghị định, văn bản về việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, còn chồng chéo, không đồng bộ đầu tư cho vấn đề này còn thấp.

- Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo dục cho toàn Đảng toàn dân và toàn quân

chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được tối đa vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng, các phong trào quần chúng

- Công tác quản lý nhà nước về vấn đề môi trường ở trung ương và địa phương chưa đáp

ứng được tối đa yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ

- Hiệu lực quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng còn yếu,

thiếu tính giáo dục, thuyết phục và răn đe từ đó dẫn đến công tác bảo vệ rừng chưa thật sự bền vững

- Công tác quản lý việc tổ chức khai thác gỗ rừng tự nhiên còn nhiều hạn chế.

- Bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trái phép là

nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân và toàn quân, là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp các ngành, là cơ sở quan trọng trong bảo đảm phát triển bền vững thực hiện thắng lợi công nghệ hoá hiện đại hoá đất nước

- Các cơ quan quản lý nhà nước coi việc phòng ngừa và ngăn chặn việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

- Kết hợp phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát

triển bền vững

1.2. Về việc khai thác và sử dụng ở Việt Nam

Một là, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên rừng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai thác và sử dụng tài nguyên phải có kế hoạch, phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Khai thác gắn với bảo vệ chứ không phải đánh đổi và bất chấp bằng mọi giá. Trong Lời kêu gọi đồng bào, nhân dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1965, Người khuyên mọi người: “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng; chú ý trồng cây, gây rừng ở bờ biển”. Người xem bảo vệ rừng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng như việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của mình vậy; Người nhắc nhở cán bộ phải lo bảo vệ rừng, phải khéo vận động nhân dân trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên rừng. Người luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để kêu gọi mọi người khai thác rừng phải luôn có kế hoạch bảo vệ và tu bổ rừng, làm cho rừng ngày càng phát triển rộng lớn hơn, môi trường sẽ trong lành hơn. Đối với Người, rừng là “vàng” của quốc gia nên “đồng bào cần phải cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch đã định, đồng thời phải chú ý bảo vệ rừng… Tục ngữ nói: “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta ”.

Hai là, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước. Nhưng để kinh tế phát triển lâu dài, nhân dân phải khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Trong buổi nói chuyện với các đại biểu công nhân và cán bộ Ngành Than, Bác Hồ cũng đã đề cao giá trị của tài nguyên thiên nhiên: “Người ta thường gọi than là “vàng đen”. Nó rất cần thiết cho công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, vận tải, quốc phòng và đời sống nhân dân”. Nhưng dù când tới mức nào, giá trị tới mức nào cũng phải khai thác có kế hoạch, làm theo kế hoạch.

Ba là, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, nên cần được đánh giá đầy đủ, quản lý một cách hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai

và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp. Quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; chủ động hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ nguồn nước xuyên quốc gia. Kiểm soát các hoạt động khai thác; đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng gần bờ. Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.

2. Đề xuất giải pháp

2.1. Giải pháp cho cơ quan Nhà nước

Trong những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, cơ chế quản lý cồng kềnh, nhiều cơ quan chủ quản cùng quản lý dẫn đến tình trạng khi mất rừng thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Chúng ta cần thiết phải khắc phục những yếu kém, hạn đó với những biện pháp sau:

Thứ nhất, đối với việc cháy rừng, chặt phá rừng cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng, cần vận hành bộ máy quản lý một cách thường xuyên, liên tục, giải quyết nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội hủy hoại rừng. Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, đồng thời nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng. Nếu rừng được giao cho các nông, lâm trường, ban quản lý, công ty lâm nghiệp nhưng vẫn bị chặt phá, lấn chiếm thì lãnh đạo chính quyền địa phương phải liên đới chịu trách nhiệm.

Thứ hai, cần tăng cường quản lý nhà nước về rừng. Về lâu dài, đề nghị chỉ cho phép các chủ rừng khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng hạn mức khai thác hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo sản lượng khai thác hàng năm để phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mở rừng khai thác hàng năm đối với các chủ rừng. Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, công nghệ, khuyến khích cộng đồng, cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, tham gia đầu tư bảo vệ rừng và kinh doanh hợp lý.

Thứ ba, quy hoạch, kế hoạch đúng quy trình điều tiết rừng, sản xuất ngành nghề: Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, khuyến khích tích tụ đất đai theo quy định, tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; khuyến khích mở rộng các hình thức liên doanh liên kết giữa nhà đầu tư có tiềm lực về kỹ thuật, tài chính và chế biến, tiêu thụ với các chủ rừng là công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng có quỹ đất trồng rừng sản xuất, các hộ gia đình; chủ rừng cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp với nhà đầu tư; Huy động các nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, từ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và vốn trong dân đầu tư lại sau khi khai thác rừng trồng.

Thứ tư, rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch. Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.

Thứ năm, giải quyết dứt điểm vấn đề du canh, du cư: đảm bảo kinh phí cho các ngành, các địa phương xây dựng và thực hiện các dự án ổn định, điều chỉnh bố trí lại dân cư, trước hết ưu tiên những vùng dân đến có đời sống quá khó khăn và những vùng dân có xu hướng dân sẽ di cư tự do đến nhiều, để các ngành, các địa phương bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch; đồng thời hướng dẫn quản lý nguồn vốn này đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả; quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu cả nơi đi và nơi đến; xem xét đăng ký hộ khẩu kịp thời cho đồng bào theo sự bố trí, sắp xếp của chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời những phần tử xấu lôi kéo, kích động dân bỏ làng xã di cư tự do.

Thứ sáu, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng hợp lý và đúng mục đích, giải quyết nạn lâm tặc, khai thác gỗ và lâm sản quá mức của dân tộc thiểu số: các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm cần phải hình thành hệ thống chuyên trách chống tội phạm và vi phạm pháp luật quản lý rừng trên các địa bàn có diện tích rừng lớn. Cần phải nắm được thông tin về kẻ cầm đầu các băng nhóm, số đối tượng tham gia, tính chất và địa bàn thực hiện hành vi của chúng. Khi phát hiện thấy các đối tượng có biểu hiện nghi vấn, nếu chưa đủ căn cứ để truy tố trước pháp luật thì cần phải có biệt pháp xử lý hành chính; Khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng, tạo thành cầu nối với chủ rừng, tăng cường phát hiện và ngăn chặn các vụ vi phạm. Thu hút các tổ chức xã hội vào việc quản lý và bảo vệ rừng, xây dựng mô hình quản lý và bảo vệ rừng ở các địa phương.

2.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp khai thác tài nguyên rừng

Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

biệt là đối với tài nguyên rừng, bởi lẽ đây là tài nguyên mất rất nhiều thời gian để tái tạo và phục hồi. Nếu khai thác một cách không có kế hoạch có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng

Các doanh nghiệp, đơn vị chủ rừng Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước được thuê đất, thuê rừng phải làm tốt công tác dân vận đối với người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho dân; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, tuần tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Ứng dụng công nghệ khoa học trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng

Ứng dụng khoa học tin học, GIS, viễn thám vào công tác khai thác và bảo vệ dùng, nhờ công nghệ mà việc khai thác trở lên có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận hơn cho các công ty khai thác. Nhờ tăng được lợi nhuận khi ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp có thể yên tâm khai thác tài nguyên rừng đúng pháp luật, đảm bảo bảo tồn hệ sinh thái rừng mà kinh doanh vẫn có lợi

Hợp tác quốc tế

Các công ty và doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh tài nguyên rừng tuy có thể ứng dụng công nghệ vào khai thác, tuy nhiên vẫn chưa có hiệu quả lắm, vì công nghệ nước ta còn đang phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Vì vậy, khi có thể hợp tác quốc tế, việc chuyển giao công nghệ được diễn ra có hiệu quả hơm. Vừa thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, vừa góp phần phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng.

Danh mục tài liệu tham khảo http://thuvienso.dastic.vn/dspace/bitstream/TTKHCNDaNang_123456789/2295/1/T %C3%A0i%20Nguy%C3%AAn%20R%E1%BB%ABng%20-%20Nguy%E1%BB%85n%20Xu %C3%A2n%20C%E1%BB%B1%20%26%20%C4%90%E1%BB%97%20%C4%90%C3%ACnh %20S%C3%A2m%2C%20157%20Trang.pdf http://vbpl.vn/bonongnghiep/Pages/vbpq-print.aspx?ItemID=87538 https://nhandan.vn/vi-moi-truong-xanh/he-so-che-phu-rung-cua-viet-nam-dat-42-cao-hon- muc-binh-quan-cua-the-gioi-623083/ https://nhandan.vn/ https://danviet.vn/ca-nuoc-xay-ra-179-vu-chay-rung-thiet-hai-giam 6820201219170228163.htm? fbclid=IwAR236L_fj45buXy4kS7sfyh26N6sU8idIdkwkpQyBmrAuY4WPA0ixqEzPM https://vietnamforestry.org.vn/vai-tro-cua-rung/

Một phần của tài liệu Thực trạng việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w