2.1. Cần đề cao vai trò của luất sư trong 1 phiên tòa,
Vai trò luật sư phải được đối trọng một cách thất sự với viên kiểm sát, có như vậy luật sư mới có cơ hội để thể hiện tất cả những lí lẽ thuyết phục hội đồng xét xử. Đồng thời hạn chế việc xét hỏi của hội đồng xét xử. Có như vậy người luật sư mới không phải chịu áp lực và thể hiện được tính công tâm của mình
2.2. Cần xây dựng tổ chức luật sư toàn quốc và cơ chế giám sát hoạt động của luật sư
Luật luật sư 2006 đã ghi nhân địa vị pháp lý của tổ chức luật sư toàn quốc nhưng đến nay vẫn chưa được thành lập trên thực tế do nhiều nguyên nhân. Hiện nay việc quản lý luật sư do các Đoàn luật sư của tỉnh đảm nhiệm, nên trên thực tế việc quản lý luật sư còn nhiểu lỏng lẻo. Việc có tổ chức luật sư toàn quốc sẽ gawcns kết công tác quản lý luật sư trên toàn quốc, qua đó sẽ đảm bảo hiệu quả hơn trong công tác theo dõi , giám sát hoạt động để phòng tránh những tiêu cực có thể xảy ra. Ở Anh, Ban quản lý luật sư tư vấn là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo chắc chắn rằng
các luật sư của Anh tuaanthur bản qui tắc đạo đưucs nghề nghiệp. Ban này thực hiện công việc này thông qua khiếu nại của khách hàng hoặc do Ban đó thành lập. Ngoài giám sát hoạt động tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, Ban còn thực hiện giám sát việc thực hiện của các tổ chức đào tạo luật sư; đưa ra các hướng dẫn và qui tắc về đạo đức nghề nghiệp cho luật sư; cung cấp thông tin cho cộng đồng về luật sư tư vấn và thực hiện các biện pháp đã được qui định
2.3 Cần xây dựng một bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp mang tính áp dụng toàn quốc,
Thay thế cho bộ qui tắc mẫu 2002, trong đó cần qui định một cách cụ thể về những việc luật sư không được làm và buộc phải làm,không cần thiết phải làm, qui định rõ về hình thức xử lý, cách thức tiến hành xử lý hành vi vi phạm qui tắc đạo đức của luật sư.
2.4. Cần đẩy mạnh công tác phòng và chống tiêu cực trong ngành tư pháp
2.5 Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật đến với người dân để người dân không tìm đến luật sư với tâm lý chạy án .Nếu người dân nhận thức rõ vai trò của luật sư, chắc chắn sẽ có những yêu cầu phù hợpkhông gây sức ép với luật sư trong quá trình giải quyết
2. 6. Cần nâng cao chất lượng đào tạo về đội ngũ luật sư hiên nay. Hầu hết các trường đại học có chức năng đào tạo luật đều không có môn học về đạo đức nghề luật do đó cần xây dựng các môn học về đạo đức nghề luật. Đồng thời bắt buộc sinh viên trước khi ra trường cần có chững chỉ về kĩ năng trợ giúp pháp lý cộng đồng và kĩ năng hành ngề luật sư.
KẾT LUẬN
Nghề nào trong xã hội cũng cần phải có đạo đức, có những chuẩn mực ứng xử trong nghề nghiệp. Tuy nhiên đối với nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp phản ánh rõ và đúng nhất “ tiếng nói bênh vực quyền con người” trong bất cứ xã hội nào. Tiếng nói của luật sư là tiếng nói đanh thép của những con người nhân danh công lý, là tiếng nói sinh động thức tỉnh sự thật sống dậy, là tiếng nói khơi dậy lý trí, niềm tin và long thương con người. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là thực tế cho thấy đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam có dấu hiệu đi xuống. Điều này là một trở ngại quan trọng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền trong tương lai của chúng ta khi mà lực lượng nhân danh bảo vệ con người đang bị suy thoái dần về mặt đạo đức. Thế hệ chúng ta hiện nay, những người luật sư tương lại đang và sẽ làm gì để nắm vững sứ mệnh bảo vệ bảo vệ con người, bảo vệ xã hội và nhân loại. Hãy tự mình quyết định con đường mà cuộc sống đã lựa chọn cho chúng ta bởi lẽ “ sứ mệnh cho chúng ta đường đi nhưng chỉ có chúng ta mới biến đường đi đó thành đường đi đúng hướng”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A,Sách và các bài viết tham khảo
1. PGS.TS.Lê Hông Hạnh,” Đạo đức và kĩ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa”,trang 11-53.
2. Trần Quốc Phú, “Văn hóa pháp đình”, trang 82-94. Nxb Tư pháp
3. Trần Vũ Hải “ Đạo đức luật sư- đôi điều suy nghĩ”,trích trong “Nghề luật ,những nghĩ suy”,Nguyễn Bá Bình chủ biên,trang 23-39, nxb Tư pháp 4. Trần Ngọc Định, “Luật sư thời hội nhập – cơ hội và thách thức” trích
trong “Nghề luật,những nghĩ suy”,Nguyễn Bá Bình chủ biên,trang 40- 58, nxb Tư pháp
5. Sổ tay luât sư.
6. Nguyễn Trọng Tỵ, “Quan hệ của luật sư đối với đồng nghiệp”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 183-189, nxb Tư Pháp
7. Lê Thu Hiền, “Quy tắc ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước” trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 178-182, nxb Tư Pháp
8. Trần Văn Sơn, “ Đạo đức nghề nghiệp và việc xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hiên nay”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 204- 208, nxb Tư Pháp
9. Vilaf Hồng Đức, “Tiếp nhận và từ chối vụ việc”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang136-148, nxb Tư Pháp
10. Vụ bổ trợ tư pháp- Bộ tư pháp, “Thực trạng qui tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư ở Viêt Nam” trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác
pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 118- 122, nxb Tư Pháp
B. Các văn bản pháp luật
1. Pháp lệnh luật sư 1987 2. Pháp lệnh luật sư 2001
3. Bộ qui tắc mẫu đạo đức nghề luật sư, Bộ tư pháp ban hành năm 2002 4. Luật luật sư 2006
5. Bộ qui tắc ứng xử nghề nghiệp cho luật sư châu Âu
6. Bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư tư vấn pháp luật của Vương quốc Anh
C. Internet
1. Báo điện tử của TW hội khuyến học: http://dantri.com.vn/
MỤC LỤC
1.2.Về chính trị...18
2. Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới...22
Để trở thành một người luật sư tốt, đúng với vai trò đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay thì một người luật sư cần bảo đảm các yêu cầu cũng như nguyên tắc đối với họ. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản cho người luật sư để thực hiện tốt vận mệnh của mình đối với cộng đồng, xã hội. Với thiên chức của nghề, người luật sư đòi hỏi cần phải nhận thức và ứng xử một cách có đạo đức trong xã hội, về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, tuân thủ những giá trị chuẩn mực của cuộc sống đã đem lại. Khi đề cập đến đạo đức của nghề luật sư là chúng ta đề cập đến sự mệnh mà người luật sư phải thực hiện; là nói đến phẩm chất, thanh danh của họ; là kỹ năng hành nghề và cuối cùng là những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong khi hành nghề...22
CHƯƠNG III:...36
1. Những biểu hiện đi xuống của đạo đức luật sư...36
1.1. Luật sư với nạn chạy án...36
1.2. Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước...39