Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước

Một phần của tài liệu Đạo đức người luật sư trong thời kì mới pdf (Trang 39 - 42)

1. Những biểu hiện đi xuống của đạo đức luật sư

1.2. Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện hành vi chống phá nhà nước

Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế. Tuy vậy Đảng và nhà nước vần luôn cảnh giác với những âm mưu chống phá của bọn phản động lưu vong có sự tiếp tay của những cá nhân trong nước. Và điều đáng buồn là một phần không nhỏ các cá nhân đó là luật sư. Đáng lẽ họ la người “dẫn đường” pháp lý quan trọng hưỡng dẫn nhân dân thực hành pháp luật thì họ lại dung chính kiến thức, khả năng hùng biện để lôi kéo,dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin.Qua các thông tin từ báo đài, hẳn chúng ta đã từng nghe về các luật sự bị khởi tố về tội chống phá nhà nước: luật sư Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Trưởng Văn phòng luật sư Thiên Ân và là Giám đốc Công ty TNHH Việt Luật, luật sư Lê Thị Công Nhân….

“ Ngày 6/3, Cơ quan an ninh điều tra, Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc và nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài (SN 1969) và Lê Thị Công Nhân (SN 1979) về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Nguyễn Văn Đài đã thành lập Văn phòng luật sư Thiên Ân nhưng không tham gia bào chữa cho bất kỳ một thân chủ nào. Tuy nhiên, hàng tháng Đài vẫn có tiền để trả lương cho nhân viên, chi phí đủ các khoản (lương cứng của Đài khoảng 700 USD/tháng). Hàng ngày, Đài cử nhân viên đi các địa phương trong cả nước gặp gỡ các phần tử cực đoan để thu thập thông tin chuyển cho bọn phản động lưu vong.

Về Lê Thị Công Nhân, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật, năm 2004 Nhân vào làm việc tại đoàn Luật sư Hà Nội. Năm 2005, Nhân đăng ký hành nghề tại Văn phòng luật sư Thiên Ân và công khai hoạt động chính trị từ tháng 4/2006 khi tham gia ký tên ủng hộ “Tuyên ngôn tự do, dân chủ cho Việt Nam 2006” và tham gia khối 8406 do Nguyễn Văn Lý lập ra. Đặc biệt nghiêm trọng, Nhân còn sử dụng văn phòng luật sư Thiên Ân để mở lớp tuyên truyền luận điệu, tư tưởng phản động cho một số sinh viên và các tín đồ bằng các bài giảng về “dân chủ, nhân quyền” với ý đồ tạo ra một lớp người có tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước. Cho đến ngày 3/2/2007, Công an Hà Nội đã phát hiện ra lớp học này khi Nhân đang “giảng bài” cho một số sinh viên trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình Hà Nam….(theo dantri)”

Chiều ngày 13-6-2009, Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt giữ luật sư Lê Công Định vì cho rằng có hành vi chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Cơ quan điều tra cho biết, trong rất nhiều tài liệu thu được, có hai tài liệu đáng chú ý là bản thảo Tân Hiến pháp mà ông Định “cùng một nhóm đối tượng soạn thảo nhằm chuẩn bị cho kế hoạch lật đổ chính quyền và tài liệu trích xuất từ blog Đảng Lao động có nội dung tuyên cáo thành lập Đảng này và những luận điệu xuyên tạc và vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Cũng theo báo Tiền Phong, ông Lê Công Định còn biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải ở nước ngoài công khai xuyên tác đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kêu gọi thay chế độ do Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề xã hội đang quan tâm để kích động chống Đảng, Nhà nước; tham giá ý kiến với các đối tượng trong nhóm đưa tin, viết bài bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập trung vào Thủ tướng Chính phủ. Ông Định còn lợi dụng việc bào chữa cho số đối tượng chống đối (Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải) để hậu thuẫn cho số này, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và phát luật Việt Nam...”

(theo báo Tiền phong 13/06/20099)

Những trường hợp kể trên đó là những người hiểu luật mà vẫn cố tình vi phạm luật họ thực sự là những con sâu làm giảu nồi canh làm mất đi hình ảnh tốt đẹp về đạo đức người luât sư. Lý giải cho hiện tượng này chúng tôi cho rằng vì những nguyên nhân sau:

- Người luật sư được đào tạo kiến thức về chính trị có hệ thống, có thể nhìn ra những mặt hạn chế của chế độ chính trị hiện nay,nếu không có lòng tin và đạo đức thì rất dễ sa ngã

- Người luật sư có tài hùng biện, kiến thức sâu rộng là đối tượng nhắm đến của bọn phản động lưu vong ở nước ngoài

1. 3.Luật sư vi phạm chuản mực ứng xử

Người luật sư được coi là thành phần trí thức của xã hội, cà cách ững xử của họ luôn được xã hội coi trọng và đề cao. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp do áp lực công việc nhiều luật sư đã có hành vi nóng nảy với với báo chí,nhân chững . Để lại ấn tượng không tốt cho dư luận

“Ngày 20/09/2005, tại tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đang xử vụ tranh chấp giữa công ti Gedeon Richter và bà Nguyễn Thị Kim Nga thì ông Hồ Mạnh Hùng đã xông vào tấn công và bẻ gãy máy ảnh của phóng viên Đỗ Văn Khanh báo Lao Động. Điều đặc biệt là tại toà, ông Hồ Mạnh Hùng khai báo mình là phóng viên báo Hà Nội Mới, đại diện cho công ty

Gedeon Richter. Ông Hùng còn có những lời nói và hành vi thách thức những nhà báo khác đang tác nghiệp tại đây.

Nhà báo Đỗ Văn Khánh, người bị tấn công, cho biết trước đó anh đã làm đủ thủ tục cần thiết như trình thẻ nhà báo với chủ toạ phiên toà là Thẩm phán Nguyễn Bích Ngân và đã được sự đồng ý của chủ toạ.”

(Dantri.com.vn, 20/09/2005)

- Lợi dụng danh nghĩa luật sư để thực hiện các hành vi lừa đảo,chiếm đoạt tài sản công dân

- Hiện tượng “xui nguyên, giục bị”, “bắt cá hai tay”

- Móc ngoặc luật sư đồng nghiệp để trục lợi cá nhân gây thiệt hại quyền lợi cho khach hàng.

Một phần của tài liệu Đạo đức người luật sư trong thời kì mới pdf (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w