Lực lượng sản xuất

Một phần của tài liệu Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Phân tích thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 77)

– Lực lượng sản xuất:là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.

Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người lao động.

Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động ( máy móc,…) và đối tượng lao động khác ( phương tiện vận chuyển và bảo quản sản phẩm……). Đối tượng lao động là những yếu tố nguyên nhiên vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ, than đá,…) hoặc nhân tạo (pôlime,….).

Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, là người tạo ra và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã khiến cho tri thức khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người và con người trong quá trình sản xuất vật chất. Theo một nghĩa chung nhất thì quan hệ sản xuất là một yếu tố của phương thức sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Mối quan hệ giữa con người và con người trong quan hệ sản xuất bao giờ cũng thể hiện tính chất, bản chất của quan hệ lao động và dưới góc độ chung nhất nó thể hiện bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất mang tính khách quan độc lập với ý thức của con người. Kết cấu của quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt quan hệ cơ bản sau:

Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Xét về mặt lịch sử quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đã được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản, đó là sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.

Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất. Quan hệ này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Bởi vì, những chủ thể xã hội nào nắm tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, thì họ sẽ là người nắm vai trò tổ chức và quản lý sản xuất vật chất của xã hội.

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Quan hệ này phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Bới vì, chủ thể xã hội nào nắm tư liệu sản xuất thì đồng thời họ là người có mức hưởng thụ nhiều hơn, và là người có quyền quyết định phân phối sản phẩm vật chất của xã hội.

Trong ba mặt quan hệ của quan hệ sản xuất đều có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất. Đồng thời quan hệ sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội là sự khác nhau về bản chất và có tính chất đối lập.

– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, ràng buộc và tác động lẫn nhau tạo thành quá trình sản xuất hiện thực.

+ Lực lượng sản xuất cà quan hệ sản xuất là hai mặt tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.

+ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức – quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác – sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác – sử dụng và phát triển trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng trong đó vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất, còn quan hệ sản xuất sẽ giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.

– Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết để thúc đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.

Một phần của tài liệu Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Phân tích thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w