Ba là, quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động ngược trở lại, đối với việc bảo

Một phần của tài liệu Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Phân tích thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 95)

tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: tác động tích cực hoặc tiêu cực. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với nhu cầu khách quan bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển của lực lượng sản xuất thì có tác động tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu trái với nhu cầu khách quan đó thì nhất định sẽ diễn ra quá trình tác động tiêu cực. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, trong khi đó quan hệ sản xuất lại có tính ổn định tương đối, vì nó gắn với các thiết chế xã hội, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội của nó. Chính vì thế mà Các Mác đã khẳng định: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ sản xuất, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”. Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thúc đẩy xã hội loài người phát triển không ngừng như một quá trình lịch sử - tự nhiên.

Một phần của tài liệu Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Phân tích thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w