7. Kết cấu của luận án
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật
Một xã hội đều được hình thành bởi các giá trị vật chất, tinh thần nhất định, trong đó đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh là mục tiêu tốt đẹp mà nhà nước luôn hướng tới. Có thể nói, các hoạt động văn hóa luôn phải được quan tâm bằng định hướng và chính sách quản lý nhằm nâng cao hiệu quả vì mục tiêu đó. Hoạt động BDNT là một trong những nội dung quan trọng của văn hóa, là lĩnh vực nhạy cảm của đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay. Có thể thấy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo.27 BDNT là một trong những nội dung quan trọng của văn hóa và do đó QLNN về BDNT trước tiên là hoạt động QLNN về văn hóa, mang đầy đủ các đặc điểm của QLNN về văn hóa.
QLNN đối với BDNT là “một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái cần có”.28 QLNN đối với hoạt động BDNT là tổng lực của
27 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.
nhà nước trong các phạm vi, nhằm tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành NTBD trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể.
QLNN về BDNT là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về văn hóa, do đó cần được nghiên cứu trong bối cảnh tổng thể của phát triển văn hóa nói chung và NTBD nói riêng.
QLNN về BDNT là một quá trình tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên đối tượng quản lý (các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức BDNT) và khách thể quản lý (các công cụ và phương pháp quản lý). QLNN về BDNT là quá trình tác động liên tục có tổ chức và hướng đích rõ ràng, cụ thể nhằm khai thác các tiềm năng cơ hội sẵn có trong môi trường. Hướng đích chính là hướng đi và điểm cần đạt tới của quá trình quản lý. Hướng đích tạo ra các động lực và mục tiêu đúng của quản lý. Vì vậy, trong quá trình quản lý, chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. Trong đó, hoạt động xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều hành quản lý, tạo hành lang pháp lý để các lực lượng tham gia ngành NTBD hoạt động theo đúng định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cơ quan QLNN lấy đó làm cơ sở để tổ chức thực hiện chức năng của mình.
Như vậy, có thể định nghĩa QLNN về BDNT là một trong những nội dung của QLNN về văn hóa, là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền thực hiện các hoạt động quản lý NN đối với mọi hoạt động NTBD chuyên nghiệp và không chuyên trên phạm vi toàn quốc nhằm định hướng, thiết lập trật tự, kỷ cương cho hoạt động biểu diễn của BDNT để đạt được mục tiêu phát triển NTBD quốc gia.