Phương pháp quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

7. Kết cấu của luận án

2.6.2 Phương pháp quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật

Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng quản lý thông qua việc thuyết phục hay cưỡng chế hoặc sử dụng các mệnh lệnh hành chính hoặc đòn bẩy kinh tế.45 Trong QLNN đối với BDNT, chủ thể quản lý cũng sử dụng 04 phương pháp quản lý đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện, tham gia BDNT trước công chúng.

2.6.2.1 Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế

BDNT là được xem là quyền biểu diễn của cá nhân, tổ chức trước công chúng, là quyền tự do của các cá nhân, tổ chức được thực hiện với mục đích đa dạng. Do đó, thuyết phục được sử dụng là phương pháp quản lý ưu tiên hàng đầu để các cá nhân, tổ chức nhận thức được sự ảnh hưởng của các hoạt động biểu diễn đến công chúng. Thuyết phục là làm cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thức hiện các hành vi theo ý muốn của chủ thể quản lý. Các loại hình NTBD rất đa dạng và phong phú và được biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau. Bản chất BDNT có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người dân cả theo nghĩa tích cực và tiêu cực. Với những chương trình, hoạt động biểu diễn giàu tính truyền thống, thể hiện bản sắc văn hoá thì cần được khuyến khích nhưng với những chương trình, hoạt động phản cảm thì cần phải giải thích, tuyên truyền và thậm chí có các biện pháp chế tài để xử lý kịp thời.

Nhà nước ta đã xác định các hành vi ngăn cấm trong BDNT, ví dụ như Điều 3 Nghị định 144/2020 quy định các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động BDNT bao gồm: (1) Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; (3) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; (4) Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương

45 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2019.

tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Bên cạnh đó, các biện pháp cưỡng chế cũng được pháp luật quy định cụ thể để là căn cứ áp dụng khi các cá nhân, tổ chức vi phạm hoạt động BDNT. Ví dụ như, cơ quan có thẩm quyền có quyền tạm dừng hoạt động BDNT trong các trường hợp thực hiện các hành vi nêu trên. Đặc biệt là, pháp luật cũng quy định về các hành vi vi phạm trong BDNT để là căn cứ xử phạt.

2.6.2.2 Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế

Phương pháp hành chính là cách thức mà chủ thể quản lý đưa ra các mệnh lệnh, chỉ thị đối với đối tượng quản lý. Phương pháp kinh tế là sử dụng những đòn bẩy kinh tế thông qua các lợi ích vật chất để đối tượng quản lý tự giác thực hiện những hành động theo ý muốn, mục đích của chủ thể quản lý.46 BDNT không chỉ là nội dung mang tính giá trị văn hoá giải trí mà còn là một ngành công nghiệp, góp phần vào tăng trưởng GDP của quốc gia. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cụ thể của phát triển đất nước, các loại hình nghệ thuật truyền thống có thể bị mất đi vì không thể thu hút được khán giả, hoặc không có người theo học. Ví dụ như đối với các loại hình ca nhạc như ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế là những loại hình rất kén khán giả, do đó cần có những chính sách kinh tế để duy trì và khuyến khích các loại hình nghệ thuật đó phát triển.

BDNT còn nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục và phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước. Hoạt động BDNT là một phần quan trọng của chính sách văn hoá. Chính sách vĩ mô của Nhà nước về văn hóa được ghi trong Hiến pháp năm 2013, như sau:

− Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa, phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.

− Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa; nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục.

− Văn học, nghệ thuật góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của người Việt Nam. Nhà nước đầu tư phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật; tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có

46 Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo Trình Luật Hành chính Việt Nam, Chương 4, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2019.

giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn học, nghệ thuật. Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích hoạt động nghệ thuật văn hóa, nghệ thuật quần chúng.

− Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa, công trình nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, công trình nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh.

Điều 60 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định:

− Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

− Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

− Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Như vậy, để thực hiện các chính sách phát triển văn hoá, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế xã hội hoá các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế cần phải được thể hiện thông qua việc đề ra các chủ trương, chính sách, chỉ đạo cụ thể và cùng với đó là các đòn bẩy kinh tế để các tổ chức, cá nhận BDNT truyền thống có đất diễn, có nguồn thu và có khán giả. Nói về sự tồn tại của nghệ thuật truyền thống, đặc biệt như: Tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… trong cơ chế thị trường, có thể dễ dàng nhận thấy sự bấp bênh, khó tồn tại của nó. Sân khấu hiện nay đang bị khủng hoảng về đội ngũ những người làm nghề ở mọi thành phần từ tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn cho đến những nhà quản lý nghệ thuật có năng lực.47 Nguyên nhân chính đó là nghệ thuật truyền thống không thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại đang tràn ngập trên thị trường hiện nay. Như vậy, cần phải sử dụng các đòn bẩy kinh tế để hỗ trợ các loại

47 “Góp ý Dự thảo Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2030: Đầu tư cho văn hoá nghệ thuật phát triển phải có tầm nhìn dài hạn,” smot (blog), July 27, 2021, http://smot.bvhttdl.gov.vn/gop-y-du-thao- chien-luoc-phat-trien-van-hoa-den-nam-2030-dau-tu-cho-van-hoa-nghe-thuat-phat-trien-phai-co-tam- nhin-dai-han/.

hình nghệ thuật truyền thống tồn tại và phát triển, đáp ứng mục tiêu xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn các tinh hoa truyền thống của dân tộc. Vì thế, phương pháp hành chính và kinh tế, chủ thể quản lý sẽ cần phải được sử dụng hiệu quả trong QLNN đối với BDNT trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)