Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Theo Shrestha (2012) [25] hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy,... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: nái ít được vận động, lợn nái khơng được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn q nóng do đặt đèn sưởi khơng thích hợp;
(d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng:
lợn sốt (40 - 410C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.
Theo Martineau (2011) [24] có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.
Theo Kemper và cs. (2013) [29] tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ
Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và
Enterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này
cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, cịn Staphylococcus spp, Lactococcus
lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.
Theo Kemper và Gerjets (2009) [28] để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phịng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hồn tồn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hồn tồn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...
Theo Preibler và Kemper (2011) [30] trong nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, có 16,6% bị sốt < 39,5⁰C, 28,8% sốt > 40⁰C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa.
Theo Heber và cs. (2010) [27] lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú .
Theo Arut Kidcha-orapin (2006) [23] tại Thái Lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau:
- Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%; cung cấp nước uống đầy đủ.
- Tránh gây stress cho nái sau đẻ: khơng chuyển nái sang chuồng đẻ trong thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian ni thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh.
- Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất 2 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào.
- Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm
enrofloxacin; thuốc điều trị Streptococcus spp: tiêm amoxiclin 01 ngày trước đẻ.
- Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn.
Waller và cs. (2002) [32] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.
Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái tại Anh được cho là biến động từ 1,1 - 37,2% (Kirwood, 1999) [31]. Theo Ivashkevich và cs. (2011) [26] tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Đối tượng
Lợn nái ngoại sinh sản và lợn con theo mẹ.