Bệnh
Viêm tử cung Viêm vú Sát nhau
Kết quả bảng 7 cho thấy: trong tổng số 68 lợn nái chúng tôi theo dõi trong thời gian vừa qua, có 6 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 8,82%); có 3 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 4,41%), có 4 lợn nái sát nhau (chiếm tỷ lệ 5,88%).
- Nguyên nhân tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao là do: trong q trình đỡ đẻ, các ca đẻ khó cần có sự can thiệp làm tổn thương tử cung, việc vệ sinh trong và sau khi đẻ không được đảm bảo. Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái, chuồng trại và môi trường sống của lợn cái bị ô nhiễm.
- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm vú ở lợn nái là do lợn mẹ bị tắc tia sữa, nhiều sữa con bú khơng hết, nái ít con hoặc cho bú khơng đều, có vú khơng được bú, ứ sữa và những trường hợp do sát nhau, viêm tử cung gây sốt lợn mẹ khó chịu cắn lợn con, khơng cho con bú cũng gây tắc sữa, còn một trường hợp nữa là do lợn nái bị sốt sữa.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [17] lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Hoài Nam (2016) [4] cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì thấy rằng lợn nái trong trang trại có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Do trang trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.
4.4.2. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ