Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 47)

- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Việt Anh, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.

- Thực hiện các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ.

- Thực hiện các quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái, lợn con tại trại. - Thực hiện các quy trình khác

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Việt Anh, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.

- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con theo mẹ. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

- Công tác vệ sinh phòng bệnh

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện công tác khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

* Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở chúng em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại

Trực tiếp thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại cơ sở. * Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nái nuôi tại trại và theo dõi đánh giá hiệu quả.

* Chẩn đoán và điều trị bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con. - Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tiến hành theo dõi lợn thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, dịch rỉ viêm, phân..., tình trạng sức khỏe của lợn con, khả năng vận động, màu phân... Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn.

- Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng cách theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng.

* Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin.

+ Điều tra trực tiếp: Hỏi bác sĩ thú y phụ trách, kĩ sư đứng chuồng, công nhân của trại và thông qua sổ sách.

+ Theo dõi trực tiếp để lấy thông tin: Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái đẻ để lấy thông tin và dữ liệu.

3.4.3. Một số công thức tính các chỉ tiêu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi

- Tỷ lệ khỏi:

x 100

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel. Tỷ lệ khỏi (%) =

 số con khỏi bệnh

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại Việt Anh qua 3 năm (2019 - 1/2021)

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại và thông qua hệ thống sổ sách em đã thống kê được số lượng lợn như sau:

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ

Trong thời gian thực tập, được sự phân công của chủ trại và quản lý trại, em được thực tập tại chuồng nái đẻ.

Trại sử dụng thức ăn cho lợn nái là 566F và 567SF, thức ăn cho lợn con là 550F của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam.

Bảng 4.1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại Việt Anh qua 3 năm (2019 - 1/2021)

STT Chỉ tiêu Số lượng (con)

2018 2019 2020

1 Lợn đực giống 12 13 16

2 Lợn nái sinh sản 608 590 700

3 Lợn hậu bị 60 55 100

4 Lợn con 14.720 6.200 6.500

(Nguồn: Cán bộ kỹ thuật trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy, trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu đàn lợn của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên. Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: nái già, đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh... Tất cả mọi lợn nái được theo dõi một cách tỉ mỉ, các số liệu liên quan của lợn nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,

được ghi trên thẻ gắn trên mỗi ô tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng để loại thải những con đực giống đã kém chất lượng.

Năm 2018 đến 2020 số lợn nái sinh sản tăng nhẹ do trại mở rộng quy mô tăng thêm số lượng. Lợn con theo mẹ được cai sữa lúc 21 - 26 ngày tuổi, đến 30 ngày tuổi được bán ra ngoài thị trường.

Để đạt được những kết quả như trên ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất..., trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh thú y, với phương châm “ phòng dịch hơn dập dịch”, đồng thời thực hiện quá trình chu chuyển đàn một cách hợp lý nên số lượng và cơ cấu đàn lợn luôn được ổn định và phát triển qua các năm. Điều này cho thấy trình độ quản lý trại và thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của chủ trang trại là khá tốt.

Bảng 4.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi lợn

Loại cám Năng lượng (KCal) Protein thô (%) Xơ khô (%) Ca (%) P (%) Khoáng 566F 2900 13 10 0,6 - 1,4 0,5 -1,0 0,4 - 0,6 567SF 3100 17 7 0,6 -1,2 0,5 -1,0 0,5 - 0,8 550SF 3300 21 3,5 0,6 - 1,2 0,4 - 0,9 0,7 - 1,3

(Nguồn: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP VN)

4.2.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

* Quy trình nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản thì khẩu phần ăn rất quan trọng. Đối với nái chửa từ tuần đầu tiên đến tuần 15 ăn thức ăn hỗn hợp 566F; nái chửa tuần 16 và nái đẻ nuôi con ăn thức ăn hỗn hợp 567SF cho ăn 3 lần/ngày (sáng - chiều - đêm).

Bảng 4.3. Quy định về chế độ ăn của chuồng đẻ

Số lứa ĐVT Lợn nái trước khi đẻ Lợn nái sau đẻ

Ngày 3 2 1 1 2 3 4 5

1 Kg/con 2 1,5 1 1 1,5 2,5 3 - 4 5 - 6

>2 Kg/con 2,5 2 1 1 2 3 4 6

Lợn mẹ cai sữa ăn 1 kg/ngày * Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản

Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn đẻ. Hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng nuôi, cho lợn ăn, em thường xuyên quan sát lợn mẹ, đặc biệt quan sát sự biến đổi của bầu vú của lợn mẹ những ngày sắp đẻ để phát hiện những lợn nái nào sắp đẻ, có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và trực đỡ đẻ cho lợn, những lợn nào khó đẻ phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

0 - 7 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mọng

2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa

6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài

30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đứng lên nằm xuống không yên 15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép

4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

* Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

- Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh. Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt (NOVA-Fe+B12, liều 2ml/con), cho uống amoxcillin phòng tiêu chảy. Tuy nhiên trong thực tế, để hạn chế việc bắt lợn con nhiều lần gây ảnh hưởng cho lợn con, nên ở trại thường tiến hành thực hiện việc cắt đuôi, mài nanh, bấm số tai, tiêm sắt và uống amoxcillin sau khi đẻ 1 ngày cùng 1 lần.

- Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 3 - 5 sau khi sinh. Sau khi thiến xong tiêm kháng sinh amoxcillin (1 ml/con) và cho lợn uống cầu trùng.

Lợn con được 14 - 18 ngày tuổi tiêm phòng Mycoplasma, Circo. Lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

* Quy trình nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

Đối với lợn con theo mẹ tiến hành đặt máng tập ăn càng sớm càng tốt, để đảm bảo nhu cầu sinh trưởng của lợn con, kích thích cho bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển, hạn chế hao hụt lợn mẹ. Tiến hành tập ăn cho lợn con từ lúc 3 - 5 ngày tuổi, sử dụng cám sữa 550 và cám hạt 550 dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, mùi thơm ngon tương tự sữa, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cho ít thức ăn để thức ăn lúc nào cũng được thơm ngon, kích thích lợn con ăn nhiều.

4.3. Kết quả phòng bệnh cho lợn tại trại

4.3.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn

nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa

ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng tôi tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn nằm đè lên phân. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa

+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng 2 lần trên ngày. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại

Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại

Công việc Số lượng cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 200 180 90

Phun sát trùng 100 92 92

Quét và rắc vôi 200 200 100

Tắm sát trùng 200 200 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, theo định mức vệ sinh chuồng trại là 200 lần, trong đó em đã trực tiếp thực hiện là 180 lần đạt 90 %, kế hoạch phun sát trùng tiêu độc chuồng trại của cơ sở là 100 lần, em đã trực tiếp phun khử trùng 92 lần đạt 92 %. Kế hoạch rắc vôi đường đi là 200 lần, em đã thực hiện 200 lần đạt 100 %. Tắm sát trùng đạt 100%

Tỷ lệ phun khử trùng chuồng trại tại cơ sở là 1/250 và tỷ lệ pha sát trùng vệ sinh là 1/3200. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da của lợn, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến lợn bị bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hường gió ngược lại để tránh lợn bị sặc vôi bột, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Hai ngày tại cơ sở thực hiện sát trùng một lần (sáng sát trùng trong chuồng trại và ngoài chuồng trại), mỗi tuần xả gầm 1 lần.

Vệ sinh tổng chuồng được em thực hiện hàng ngày gồm các công việc như: quét dọn hành lang đường đi, quét dọn đường cấp thức ăn, lau máng, lau sàn lợn con. Khi rửa máng thì tránh phun nước vào tai của lợn nái.

4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin

Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chữa. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

Ngày tuổi Tên vắc xin và cách dùng Số lượng (con) Kết quả an toàn Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

2 - 3 ngày tuổi Tiêm NOVA Fe - B12

phòng bệnh thiếu máu 4.090 4.090 100 3 - 5 ngày tuổi Cầu trùng (cho uống) 4.087 4.087 100 18 - 21 ngày tuổi

Tiêm vắc xin

Mycoplasma 4.080 4.080 100 Tiêm vắc xin Circo 4.080 4.080 100

Số liệu bảng 4.6 ta thấy được:

Việc phòng bệnh cho đàn lợn con bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm NOVA Fe - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con. Từ 3 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc cầu trùng phòng bệnh cầu trùng. Lợn con từ 14 - 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn và tiêm vắc xin

Circo. Tất cả lợn con đều được tiêm phòng và đạt tỷ lệ an toàn 100%. Do

trong quá trình tiêm phòng có người khác hỗ trợ nên đây là kết quả số lượng lợn con em tiêm phòng đạt được.

4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

4.4.1. Kết quả theo dõi về tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Bảng 4.7. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Tháng Số nái đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Đẻ can thiệp Tỷ lệ (%) 7/2020 52 50 96,16 2 3,85 8/2020 54 51 98,10 3 5,56 9/2020 56 55 98,21 1 1,79 10/2020 53 51 96,22 2 3,77 11/2020 54 50 92,60 4 7,41 12/2020 52 50 96,20 2 3,85 Tính chung 321 307 95,63 14 4,36

Qua bảng 4.7 cho thấy:

Tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại.Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là 4,36 %.

Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái

đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm xây sát niêm mạc tử

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)