Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chữa. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại
Ngày tuổi Tên vắc xin và cách dùng Số lượng (con) Kết quả an toàn Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
2 - 3 ngày tuổi Tiêm NOVA Fe - B12
phòng bệnh thiếu máu 4.090 4.090 100 3 - 5 ngày tuổi Cầu trùng (cho uống) 4.087 4.087 100 18 - 21 ngày tuổi
Tiêm vắc xin
Mycoplasma 4.080 4.080 100 Tiêm vắc xin Circo 4.080 4.080 100
Số liệu bảng 4.6 ta thấy được:
Việc phòng bệnh cho đàn lợn con bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm NOVA Fe - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con. Từ 3 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc cầu trùng phòng bệnh cầu trùng. Lợn con từ 14 - 18 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn và tiêm vắc xin
Circo. Tất cả lợn con đều được tiêm phòng và đạt tỷ lệ an toàn 100%. Do
trong quá trình tiêm phòng có người khác hỗ trợ nên đây là kết quả số lượng lợn con em tiêm phòng đạt được.
4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại
4.4.1. Kết quả theo dõi về tình hình sinh sản của đàn lợn nái
Bảng 4.7. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái
Tháng Số nái đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Đẻ can thiệp Tỷ lệ (%) 7/2020 52 50 96,16 2 3,85 8/2020 54 51 98,10 3 5,56 9/2020 56 55 98,21 1 1,79 10/2020 53 51 96,22 2 3,77 11/2020 54 50 92,60 4 7,41 12/2020 52 50 96,20 2 3,85 Tính chung 321 307 95,63 14 4,36
Qua bảng 4.7 cho thấy:
Tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại.Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là 4,36 %.
Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái
đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.
Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm xây sát niêm mạc tử cung lợn nái. Phải theo dõi ngày phối giống và ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ.
4.4.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ
Bảng 4.8. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập
Tháng Nái chửa và nái nuôi con Lợn con đẻ ra Lợn con cai sữa 7/2020 52 600 590 8/2020 54 650 647 9/2020 56 730 726 10/2020 53 690 681 11/2020 54 750 744 12/2020 52 670 650 Tính chung 321 4090 4038
Qua bảng 4.8 cho thấy, số lượng lợn nái chửa, nái đẻ nuôi con và số lượng lợn con mà em trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trong 5 tháng thực tập. Số lượng lợn nái chửa 5 tháng em chăm sóc là 321 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng cám đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ.
Để có tỷ lệ lợn con cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng, sàn chuồng ẩm hơn để tránh lợn con bị cảm lạnh và tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 7 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
4.5. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
4.5.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh.
Sau đây là kết quả của công tác theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại.
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn sinh sản STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Biểu hiện bệnh 1 Hội chứng đẻ khó 321 10 3,12
Lợn nái rặn nhiều thời gian lâu không đẻ được.
2 Viêm tử
cung 321 20 6,23
Tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục, có mùi hôi tanh.
3 Viêm vú 321 13 4,05
Vú sưng, nóng, không phun sữa được, sốt, lợn nái bỏ ăn.
Tính chung 321 43 13,41
Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy: Trong số các bệnh sinh sản của lợn nái thì bệnh viêm tử cung có số lợn nái mắc cao nhất (20 con), chiếm tỷ lệ mắc là 6,23%, tiếp đến là đẻ khó có 10 con phải can thiệp, chiếm tỷ lệ 3,12%. Bệnh viêm vú là 13 con, chiếm tỷ lệ 4,05 %. Tính chung lợn nái tại trại mắc các bệnh sinh sản là 39 con, chiếm tỷ lệ là 13,41%
Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao chiếm 6,23%, do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 3,12% do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 4,05%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương.
4.5.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ
Bảng 4.10. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ
STT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%)
Biểu hiện của bệnh
1 Tiêu chảy 4080 500 12,25
Phân màu trắng, sau chuyển màu vàng, lỏng, sền sệt, có mùi tanh. 2 Viêm khớp 4080 195 4,78
Lông da sởn lên, suy nhược, qùe, sút cân, các khớp chân sưng phồng. 3 Viêm phổi 4080 400 9,80 Lợn con ho, sốt cao, khó thở, mũi chảy nhiều dịch, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Qua bảng 4.10 cho thấy:
Lợn con ở trại mắc bệnh tiêu chảy là cao nhất chiếm tỷ lệ 12,25%, nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của lợn con còn yếu.
Tỷ lệ mắc viêm khớp chiếm tỷ lệ 4,78%. Nguyên nhân là do lợn mẹ dẫm vào, do chân bị kẹt ở tấm đan, thành ô chuồng, lồng úm từ đó gây tổn thương vùng da ở chân, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây ra viêm.
Tỷ lệ mắc viêm phổi là 9,80%. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao, trời mưa nồm… sẽ khiến lợn con mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.
Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc
thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị nhiễm nấm mốc cũng dẫn tới viêm phổi.
4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
4.6.1. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản
Bảng 4.11. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái
Tên Thuốc điều trị Liệu trình
Kết quả Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Hội chứng đẻ khó Tiêm Oxytocin + Can thiệp Điều trị trong 1 ngày 10 10 100 Viêm tử cung + Amoxinject LA (24 ml/con): 1 lần/2 ngày. + Oxytocin (2 ml/con): 2 lần/1 ngày. + ADE-B.Complex (6 ml /con) Điều trị 5 ngày 20 17 85 Viêm vú + Tiêm Analgin C và Amoxinject LA (24ml/con/ngày), ADE- B.Complex (6ml/con). Điều trị 5 ngày 13 11 84,6
Nhìn vào bảng 4.11 cho thấy:
Đẻ khó tỷ lệ khỏi 100%. Tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ đạt 85%. Bệnh viêm vú tỷ lệ khỏi 84,6%. Sau khi được điều trị kết quả khỏi bệnh đạt tỷ lệ khá cao từ 85 % - 100%.
4.6.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ
Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp lợn bệnh hồi phục nhanh, giảm tỷ lệ lợn chết, giảm thiệt hại về kinh tế và tăng hiệu quả chăn nuôi. Do vậy, hàng ngày quan sát đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ để phát hiện lợn mắc bệnh là công việc không bao giờ được lơ là và làm với tinh thần trách nhiệm cao. Từ kết quả chẩn đoán lợn con mắc bệnh tiêu chảy lợn con, bệnh viêm phổi và bệnh viêm khớp, em tiến hành điều trị các bệnh này bằng các phác đồ điều trị hiệu quả. Kết quả điều trị các bệnh của lợn con được trình bày ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh cho đàn lợn con
Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình
Kết quả Số lợn con điều trị (con) Số lợn con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)
Tiêu chảy - Tiêm nova - amcoli: 1ml/con
- Cho uống a moxicol
Tiêm dưới gốc tai 5
ngày
500 496 99,2
Viêm khớp - Tiêm pendistrep L.A: 1ml/10kg TT
Tiêm gốc tai
5 ngày 195 193 98,97 Viêm phổi - Tiêm hitamox LA:
1ml/10kg TT.
Tiêm gốc tai
5 ngày 400 395 98,75 Qua bảng 4.12 cho thấy:
Hội chứng tiêu chảy: Em đã tham gia điều trị 500 lợn con bị tiêu chảy trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, chỉ thực hiện điều trị khỏi 496 lợn con, đạt 99,2%.
Bệnh viêm khớp: Em đã trực tiếp điều trị cho 195 con, trong đó điều trị khỏi 193 con, đạt tỷ lệ 98,97%. Cho thấy liệu trình điều trị đạt hiệu quả khá cao. Bệnh viêm phổi: Trong thời gian thực tập, em đã tham gia điều trị cho 400 lợn con, điều trị 395 con, hiệu quả điều trị đạt 98,75%. Do thời gian thực tập, thời tiết ấm, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp nên lợn con ít bị viêm phổi, có thể do khi lau (rửa) ô chuồng không nhốt lợn con riêng, khiến lợn con bị lạnh dẫn tới bị viêm phổi, một phần do quét vôi quá mạnh heo con hít phải.
4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn, chúng em còn tham gia một số công việc như: Đỡ đẻ cho lợn mẹ, thiến lợn đực, bấm số tai, cắt đuôi lợn con, mổ hecni lợn con, vắt sữa đầu lợn nái sắp đẻ và đang đẻ cho lợn con còi uống...
Kết quả thực hiện một số công việc trên được trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện một số công tác khác
Nội dung công việc Số lợn thực hiện (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Đỡ đẻ lợn con 4090 4088 99,95 Cắt đuôi lợn con 4088 4088 100 Bấm số tai 4088 4088 100 Thiến lợn đực 1500 1500 100 Mổ Hecni 0 0 0
Qua bảng 4.13 cho thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con em đã đỡ đẻ 4090 con, tỷ lệ an toàn là 99,95%. Việc cắt đuôi, bấm số tai và thiến lợn đực kết quả các công việc này đều đạt an toàn 100%.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại trại Việt Anh, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng em có một số kết luận:
1. Công tác vệ sinh
Công tác vệ sinh trong và các khu vực quanh trại đều đạt tiêu chuẩn 5S (sẵn sàng, săn sóc, sắp xếp, sàng lọc, sạch sẽ).Hằng tuần trại tổ chức làm tổng vệ sinh toàn trại 2 lần/tuần, tiến hành nhổ cỏ và rắc vôi xung quanh khu vực chăn nuôi.Thay hố sát trùng ở các cổng vào chủ nhật hằng tuần.Trong chuồng nuôi hằng ngày luôn được vệ sinh sạch sẽ và rắc vôi tiêu độc khử trùng. Khu sinh hoạt hằng ngày của công nhân, kỹ sư…đều được vệ sinh sạch sẽ.
2. Công tác chăn nuôi
Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 321 lợn nái, lợn nái đẻ trung bình 12,1 con/nái/lứa. Có 96,88% nái đẻ bình thường và 3,12 % nái đẻ khó phải can thiệp. Công tác chăn nuôi của trại được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao.Số lợn con sinh ra to, khỏe mạnh, giảm số lượng lợn con tồn lại trại, nâng cao hiệu quả kinh tế.
3. Công tác thú y
Công tác phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc, đúng theo lịch làm việc của công ty, qua đó đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh sảy ra ở mức thấp nhất.Chăm sóc, nuôi dưỡng 4080 lợn con, số lợn con mắc bệnh tiêu chảy 500 con, tỉ lệ điều trị khỏi 87,75%, viêm khớp 195 con tỉ lệ phần trăm điều trị khỏi 95,22%, lợn con mắc bệnh viêm phổi 400 con, tỉ lệ khỏi bệnh là 90,2% số con còn sống đến cai sữa là 4038 con, tỷ lệ nuôi sống đạt 98,97%.
Công nhân và kỹ sư trước khi vào khu vực chăn nuôi đều phải tắm sát trùng và thay quần áo lao động, chân đi ủng và nhúng vào chậu sát trùng được đặt trước cửa của mỗi chuồng nuôi.Lịch vắc xin tại trại thì được thực hiện
nghiêm ngặt, theo đúng lịch của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
5.2. Đề nghị
Trại cần thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa người và xe ra vào trại.Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt để giảm tỉ lệ lợn mắc bệnh.
Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm.Hướng dẫn cho công nhân chi tiết về các kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi, nhất là có công nhân mới.Thực hiện tốt hơn công tác mổ hecni cho lợn con. Lợn cai sữa cần được chăm sóc tốt hơn