8. Đường thải nước; 9 Đường dẫn nhũ tương vào thiết bị
3.2.1.6. 1, Phương pháp vi sóng điện tử
Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô tạo ra một lượng không nhỏ chất thải, bao gồm nước thải nhiễm dầu dạng nhũ tương vượt quá giới hạn cho phép. Đây lại là một trong những thách thức lớn, cản trở sự phát triển bền vững của công nghiệp dầu khí. Hiện nay, chưa có phương pháp riêng biệt nào có thể được coi là hoàn hảo cho hiệu quả xử lý cao, phù hợp với mọi điều kiện và trạng thái của nước thải nhiễm dầu. Do vậy, việc phát triển các công nghệ xử lý hiệu quả và nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp luôn là yêu cầu thường xuyên và bắt buộc cho các hoạt động thực tế của sản xuất dầu khí.
Bên cạnh phương pháp tuyển nổi truyền thống, xử lý nhũ tương dầu trong nước bằng công nghệ vi sóng điện từ là phương pháp mới, có nhiều tính ưu việt và
đang phát triển trên thế giới. Nguyên lý chung của các phương pháp là phá vỡ sự bền vững của nhũ tương bằng các tác nhân lý (ví dụ năng lượng từ sự rung nhanh của trường điện-điện từ trong phương pháp vi sóng điện từ) hoặc tác nhân hóa lý (sử dụng các chất có hoạt tính bề mặt lớn) dẫn đến sự kết tụ thành các hạt có kích thước lớn và tách ra khỏi môi trường nước. Với phương pháp vi sóng điện từ hiệu suất thu hồi có thể đạt từ 94,0 – 98,5 % với hàm lượng dầu 20- 320 mg/L và các điều kiện tối ưu: thời gian 40 giây, công suất thiết bị 1,5 kW, nhiệt độ tách dầu 55oC và pH = 7. Nếu kết hợp với phương pháp ly tâm, có thể xử lý hàm lượng dầu đến 470 mg/L.
Hình 4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tách dầu bằng phương pháp sóng vi điện tử