2, Phân loại thiết bị tách

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÍ SẢN PHẨM KHAI THÁC (Trang 41 - 42)

8. Đường thải nước; 9 Đường dẫn nhũ tương vào thiết bị

4.1. 2, Phân loại thiết bị tách

Việc phân lại bình tách dựa trên nhiều quan điểm khác nhau:

Theo chức năng, áp suất làm việc, hình dáng, mục đích sử dụng, theo nguyên tắc tách cơ bản…

- Theo chức năng:

+ Bình tách dầu và khí (Oil and gas separator): Dùng để tách lỏng, tách dầu lẫn nước khỏi khí. Nước và dầu lỏng theo đường đáy bình, còn khí theo đường trên đỉnh.

+ Bình tách dạng bẫy (Trap vessel): Là bình tách dùng để kiểm soát slugs hoặc heads (là hiện tượng lưu chất từ dưới vỉa đi lên với lưu lượng không liên tục và thay đổi đột ngột).

+ Bình tách nước (Water knockout) kiểu khô hay ướt.

+ Bình lọc khí (Gas filter): Được coi như một bình làm sạch khí kiểu khô đặc biệt với mục đích để tách bụi khỏi dòng khí. Thiết bị lọc trong bình được dùng để tách bụi, cặn đường ống, gỉ và các vật còn lại khác khỏi khí.

+ Bình làm sạch khí (Gas scrubber) kiểu khô hay ướt: Thường được dùng trong thu gom khí, những chỗ không yêu cầu phải kiểm soát slugs hoặc heads của chất lỏng. Bình làm sạch khí kiểu khô dùng thiết bị tách sương, còn các thiết bị bên trong còn lại tương tự như bình tách dầu và khí. Bình làm sạch khí kiểu khí ướt hướng dòng khí qua bồn chứa dầu hoặc các chất lỏng khác để rửa sạch bụi và các tạp chất còn lại khỏi khí. Khí được đưa qua một thiết bị tách sương để tách các chất lỏng khỏi nó. Một thiết bị lọc có thể coi như một thiết bị đặt trước một tổ hợp thiết bị tách khí để bảo vệ nó khỏi chất lỏng hay nước.

+ Bình tách và lọc (Filter/Separator). - Theo áp suất làm việc:

+ Bình tách chân không.

+ Bình thấp áp: áp suất làm việc từ 0,7 - 15at + Bình trung áp: áp suất làm việc từ 16 - 45at + Bình cao áp: áp suất làm việc từ 46 - 100at

+ Ngoài ra còn có một số bình tách đặc biệt có áp suất làm việc cao hơn 300at.

- Theo hình dáng:

+ Bình tách hình trụ ngang + Bình tách hình cầu

- Theo số pha được tách:

+ Bình tách hai pha: tách riêng pha khí và pha lỏng

+ Bình tách ba pha: tách SPKT thành 3 pha khí, dầu, nước riêng biệt - Theo nguyên tắc tách cơ bản:

+ Bình tách theo nguyên lý trọng lực + Bình tách theo nguyên lý ly tâm + Bình tách theo nguyên lý quán tính - Theo cấp tách: Bình tách cấp 1, cấp 2, cấp 3.

4.2, TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ TÁCH VÀ XỬ LÝ SẢN PHẨMKHAI THÁC .

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÍ SẢN PHẨM KHAI THÁC (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w