2, TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ TÁCH VÀ XỬ LÝ SẢN PHẨM KHAI THÁC

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÍ SẢN PHẨM KHAI THÁC dầu khí (Trang 40 - 42)

4.2.1, Bình tách cấp 1 (bình tách cao áp, bình tách chịu áp lực)

Bình tách cấp 1 tiếp nhận sản phẩm trực tiếp từ các giếng khai thác (và/hoặc bình đo), thực hiện quá trình kiểm soát Slug, tách pha (Dầu - Khí - Nước). Dầu thô sau khi được tách cấp 1 sẽ được đẩy (tự nhiên) sang bình tách cấp 2. Lượng khí đồng hành sau khi tách cấp 1 được đi qua thiết bị làm mát, rồi đưa về bình chiết sương (Scrubber). Nước tách ra ở cấp 1 sẽ được đưa qua thiết bị tách lọc xoáy lốc (Hydrocyclone) về hệ thống thu gom chung rồi đưa về bình chiết khí Degasser. + Đặc tính kĩ thuật của bình tách cao áp:

- Áp suất làm việc của bình: P = 2,2MPa; - Áp suất thử của bình: P = 3,6MPa. - Nhiệt độ làm việc của bình : 0 ÷100°C; - Đường kính trong của bình: 2000mm;

- Công suất tách: 416,6m3 dầu/h và 50 000m3 khí/h.

4.2.2, Bình tách cấp 2 (bình tách trung áp)

Bình tách cấp 2 tiếp nhận SPKT (vẫn còn một hàm lượng khí và nước nhất định) từ bình tách cấp 1 (và/hoặc bình đo), thực hiện tách pha (Dầu - Khí -Nước). Dầu thô sau khi được tách cấp 2 sẽ được đẩy (tự nhiên) về bình tách cấp 3. Lượng khí được tách ra ở cấp 2 được đi qua thiết bị làm mát, rồi đưa về bình chiết sương (Scrubber). Nước tách ra ở cấp 2 sẽ được đưa qua máy xoáy lốc thủy lực (Hydrocycloner) về hệ thống thu gom chung rồi đưa về bình chiết khí (Degasser).

PA A G E 1 0

Tiểu Luận PRO(123docz.net,0343252360)

4.2.3, Bình tách cấp 3 (bình tách thấp áp, áp suất khí quyển)

Bình tách cấp 3 có chức năng nhận dầu (vẫn còn một hàm lượng nhỏ khí và nước) từ bình tách cấp 2, thực hiện tách pha (Dầu - Khí - Nước). Tại đây, do áp suất thấp (áp suất khí trời), khí được tách triệt để khỏi dầu, sau đó tiếp tục được nén đến áp suất cao và gộp vào hệ thống thu gom chung. Khí được tách ra ở cấp 3 được đi qua thiết bị làm mát, rồi đưa về bình chiết sương (Scrubber). Dầu (vẫn còn một hàm lượng rất nhỏ nước ở dạng nhũ tương nước trong dầu) được bơm về bình khử nhũ tương nước trong dầu (VIEC). Nước tách ra ở cấp 3 sẽ được đưa qua máy xoáy lốc thủy lực (Hydrocycloner), rồi về hệ thống thu gom chung để đưa về bình chiết khí (Degasser).

4.2.4, Bình tách pha dạng đứng

1, Đường vào hỗn hợp dầu khí; 2. Bộ phận thu và phân tán; 3. Van điều khiển áp suất;4, Bộ lọc kiểu nan chớp; 5. Van an toàn; 6. Các tấm nghiêng; 7. Bộ điều khiển mực kiểu Bộ lọc kiểu nan chớp; 5. Van an toàn; 6. Các tấm nghiêng; 7. Bộ điều khiển mực kiểu phao; 8. Van xả dầu tự động; 9. Đường ra của dầu; 10. Các tấm vách ngăn; 11. ống thuỷ

tinh đo mực; 12. ống thu dầu ngưng tụ; 13. Đường xả khí; 14. Đường xả Hình 10 : Cấu tạo chung bình tách dầu khí dạng thẳng đứng

PA A G E 1 0

Tiểu Luận PRO(123docz.net,0343252360)

Trong công nghiệp dầu khí hiện nay, bình tách trụ đứng thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Chất lỏng giếng có tỷ lệ lỏng/khí cao.

- Dầu thô có chứa lượng cát, cặn và các mảnh vụn rắn.

- Sự lắp đặt bị giới hạn về chiều ngang nhưng không giới hạn về chiều cao của thiết bị.

- Được lắp đặt ở những vị trí mà thể thích chất lỏng có thể thay đổi nhiều và đột ngột như các giếng tự phun, các giếng gaslift gián đoạn.

- Đầu vào của các thiết bị sản xuất khác sẽ không làm việc phù hợp khi có chất lỏng ở trong khí đầu vào.

- Sử dụng tại những điểm làm việc áp dụng thiết bị tách trụ đứng mang lại hiệu quả kinh tế cao

4.2.5, Bình tách pha dạng ngang

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÍ SẢN PHẨM KHAI THÁC dầu khí (Trang 40 - 42)