THẢO
1. Định tính saponin trong cây cam thảo
Hiện nay, dựa vào những tính chất đặc trưng của Saponin chúng ta có rất nhiều cách để định tính chúng như: định tính Saponin dưa trên tính phá huyết, dựa trên tính tạo bọt, dựa trên độ độc với cá, dựa trên khả năng tạo phức với Cholesterol, hoặc là dựa trên các phản ứng màu, định tính bằng sắc ký lớp mỏng.
Đối với Saponin trong cây Cam Thảo người ta thường sử dụng ba phương pháp để định tính Saponin đó chính là: định tính dựa trên tính tạo bọt, phản ứng màu Liebermann-Burchard, sắc ký lớp mỏng.
a) Định tính Saponin trong cây cam thảo dựa trên tính tạo bọt- Chuẩn bị thí nghiệm - Chuẩn bị thí nghiệm
+ Nguyên liệu, dung môi và hoá chất
o Rễ và than rễ của cây cam thảo
o Nước cất, NaOH 0.1N, HCl 0.1N + Dụng cụ:
o Bếp đun, 3 ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, giấy lọc và các dụng cụ cơ bản trong phòng thí nghiệm khác,…
o Bếp đun, 3 ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, giấy lọc và các dụng cụ cơ bản trong phòng thí nghiệm khác,…
+ Lấy 1g bột cam thảo hoà vào nước cất sau đó đem đun cách thuỷ trong 30 phút, thu được dịch chiết.
+ Lọc nóng dịch chiết và cho một lượng dịch lọc vào ống nghiệm 1 + Lắc đều ống nghiệm theo chiều dọc khoảng 30 lần ( khoảng 1 phút). + Để yên ống nghiệm trong 15 phút. Ta thấy ống nghiệm có cột bọt
bền.
+ Lấy 2 thể tích dịch chiết bằng nhau cho vào 2 ống nghiệm (2 và 3). + Cho 1ml NaOH 0.1N vào ống nghiệm 2, 1ml HCl 0.1N vào
ống nghiệm 3.
+ Lắc đều cả 2 ống nghiệm trong khoảng 30 giây sau đó để yên cho cột bọt ổn định.
+ Ta thấy chiều cao của cột bọt của 2 ống nghiệm bằng nhau
- Giải thích hiện tượng và kết luận:
+ Chiết bột dược liệu bằng nước vì Saponin có tính phân cực mạnh. + Saponin có tính hoạt động bề mặt do phân tử Saponin có 1 đầu
kị nước và một đầu ưa nước nên khi hoà tan vào dung dịch sẽ làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, tạo nhiều bọt khi lắc dung dịch.