Hoạt động kéo thả cần theo kiểu truyền thống

Một phần của tài liệu Tổng quan về các thiết bị trong ngành dầu khí - AN INTRODUCTION TO RIG TYPE AND BASIC DRILL STRING COMPONENTS (Trang 114 - 115)

II. KÉO THẢ CẦN KHOAN (Tripping drill pipe)

A.Hoạt động kéo thả cần theo kiểu truyền thống

- Một êkíp khoảng 5 đến 6 người bao gồm: 3 - 4 Floorman, 1 Dereckman, 1 Pumpman. - Kéo thả cần khoan là hoạt động kéo cần ra khỏi giếng, thay choòng khoan và thả cần

khoan trở lại giếng để khoan tiếp. Từng thành viên trong êkíp đều có việc để làm và có nhiều thời gian để làm.

- Có một cách đúng đắn và an tồn khi thực hiện chu trình kéo thả cần đó là tinh thần làm việc theo nhóm.

- Trong chu trình kéo thả cần khoan, người mới làm có thể bắt đầu kéo hết sức của mình và đóng góp vào cơng việc của êkíp. Người này cần phải quen thuộc và trở nên thành thạo trong việc sử dụng 2 cơng cụ chính: khóa càng cua và chấu chèn.

Thợ trên cao, kíp trưởng và nhóm phụ khoan làm việc cùng nhau để thực hiện chu kỳ kéo thả thay choòng mới.

- Thợ trên cao: điều khiển phần đỉnh của cần dựng, trong khi thợ phụ khoan thực hiện các hoạt động trên sàn khoan (khu vực bàn roto).

- Hai khóa càng cua được treo trên tháp khoan sao cho chúng có thể hoạt động phía trên sàn khoan ở độ cao ngang hơng người.

Tất cả các phương tiện có thể được sử dụng trong công việc cần phải kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng trước khi kéo thả.

§ Sau đây là danh mục các dụng cụ cần thiết và các việc có thể phải làm trong khi kéo thả bộ cần khoan:

1) Van an toàn và cờ lê lục giác (van phải luôn ở trạng thái mở hồn tồn). 2) Đĩa cao su, hoặc vịng cao su để làm sạch dung dịch bám vào cần khi kéo lên. 3) Đèn pin (vào ban đêm) để kiểm tra dòng chảy dung dịch từ giếng lên (Flow check). 4) Dây thừng nhỏ dài 3 feet để buộc cán chấu chèn khi cần thiết.

5) Chuẩn bị các loại mỡ bôi ren cần khoan và cần nặng. 6) Chấu chèn cần khoan, cần nặng

7) Kẹp an toàn cho cần nặng.

8) Cờ lê búa kích cỡ phù hợp để vặn bulong của kẹp an toàn cần nặng. 9) Kẹp bảo vệ rung, nếu là bộ phận của hệ thống đáy giếng (Búa thủy lực). 10) Các đoạn đầu nối với cần nặng (Lifting drill collar sub)

11) Khóa càng cua có cỡ phù hợp với cần. 12) Xà beng

13) Búa tạ

14) Nắp che miệng giếng khoan 15) Cối tháo choòng khoan

16) Tháo bỏ đồng hồ đo momen quay khi không cần thiết và neo dây thật chặt.

17) Kiểm tra khóa càng cua: đảm bảo rằng má kẹp khóa được điều chỉnh đúng để có thể thích ứng với cần khoan và cần nặng. Bôi mỡ các bản lề của khóa. Kiểm tra các khn lắp chấu và răng chấu khóa và thay thế nếu bị mòn hoặc nứt mẻ.

18) Nạo vét làm sạch bộ định tâm cần nặng và mũi khoan là những thiết bị hay bị bám bùn sét.

19) Ống nước

20) Choòng khoan mới với vòi phun đúng.

21) Dây thừng để dùng khi tháo chốt Êlêvatơ (giàn khoan nổi).

Một phần của tài liệu Tổng quan về các thiết bị trong ngành dầu khí - AN INTRODUCTION TO RIG TYPE AND BASIC DRILL STRING COMPONENTS (Trang 114 - 115)