Kéo cần khoan khỏi giếng khoan

Một phần của tài liệu Tổng quan về các thiết bị trong ngành dầu khí - AN INTRODUCTION TO RIG TYPE AND BASIC DRILL STRING COMPONENTS (Trang 115 - 118)

II. KÉO THẢ CẦN KHOAN (Tripping drill pipe)

B.Kéo cần khoan khỏi giếng khoan

Định vị Êlêvatơ sao cho nó có thể mở về phía cần khoan được xếp trong giá dựng cần: - Phải đảm bảo Êlêvator được mắc chắc chắn vào các quang treo. - Bôi mỡ cho Êlêvatơ - Bôi mỡ khu vực tiếp xúc giữa Êlêvator và vai nâng của cần khoan. Tất cả các công nhân phải đứng xung quanh bàn xoay Rôtơ một cách hợp lý Một người phụ trách việc đưa Êlêvatơ và đóng khóa Êlêvatơ ơm lấy cần khoan.

Chú ý: Không để Êlêvatơ va vào đầu nối cần khoan khi chúng được hạ thấp. Cần đảm bảo rằng Êlêvatơ đã đóng chặt, khi ơm vào cần, phải nghe thấy âm thanh của tiếng chốt khóa đóng vào.

Khi kíp trưởng bắt đầu kéo cần ra khỏi giếng khoan, công nhân khoan nên đứng quanh bàn rô tơ để kéo chấu chèn ra. Lưu ý:

- Tất cả công nhân khoan nên đặt tay lên quai nâng chấu chèn gần họ nhất. Nên nắm dưới tầm vai, ngửa bàn tay.

- Kéo chấu lên khi cần được kéo lên. Không để chấu chèn trượt trên cần. - Người cầm quai nâng giữa nên kéo chấu ra xa khỏi cần

- Chấu chèn cần khoan rất nặng và cồng kềnh. Việc cùng phối hợp kéo lên và kéo ra ngoài là quan trọng để tiến hành công việc trôi chảy.

- Một khi kéo ra khỏi bàn xoay rôtơ, chấu chèn nên để gần lỗ tiện cho việc đưa trở lại. Trong trường hợp thời tiết xấu, khi chấu chèn có thể bị rơi, phải cử 1 người giữ chúng (trên giàn khoan nổi).

Khi cần khoan được kéo ra khỏi lỗ khoan, nó bị dung dịch khoan bám vào. Để làm sạch dung dịch bám trên cần khi kéo lên cần dùng đĩa cao su lắp vào cần khoan. Đĩa cao su này được để dưới ống lót trục chính sau khi kéo được vài cần dựng.

Để lắp được đĩa cao su này, cần phải kéo Insert Bow và Master Bushing ra. Sau đó đưa đĩa cao su vào đầu cần và đưa xuống đưới bàn rôtơ. Lắp Master Bushing và Insert Bow trở lại. § Quy tắc đặt chấu chèn cần khoan:

- Sau khi kíp trưởng kéo cần đến điểm dừng, chấu chèn nên được kéo/ đẩy xung quanh cần khoan và vào bàn rôtơ.

- Các chấu chèn cần khoan thực tế tự giữ, không cần thiết phải giữ chúng ngang bằng

- Không đặt chấu vào đầu nối cần. - Đặt chấu chèn với khoảng cách phù

hợp từ đầu nối cần để cần không bị cong khi tháo mối nối.

§ Sử dụng khóa càng cua khi tháo mối nối:

- Khóa dưới được lắp giữ vào đầu nối cái. Khóa này sẽ hoạt động để hỗ trợ không cho cần khoan xoay ngược kim đồng hồ trên bàn rơtơ khi tháo mối nối. Tay địn của khóa nên được đẩy hết cỡ để cho dây hãm được kéo căng. - Khóa trên (Khóa để tháo) nên được cặp vào

đầu nối đực cần khoan (không được cặp vào vùng đắp hợp kim chống mài mịn). Tay địn của khóa nên được đẩy vng góc với dây cáp kéo.

- Đứng tránh xa tất cả các dây hãm và kéo trong khi mối nối được tháo.

- Khi mối nối được nới lỏng, tháo bỏ hai khóa bằng cách mở chốt khóa. Người phụ trách khóa trên sẽ tháo chốt khóa dưới, người phụ trách khóa dưới sẽ tháo chốt khóa trên. Cả hai khóa nên định cố định an tồn vào cột giữ khóa.

Có 2 cách tháo thường dùng:

- Dùng bàn quay rơ tơ kết hợp với giữ khóa trên: Bàn rơtơ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi mối nối tháo hoàn toàn.

- Bằng Spinner (khóa hơi): Một người sẽ điều khiển Spinner kẹp vào thân cần khoan (trên mối nối) và cho quay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi mối nối tháo hồn tồn (có âm thanh từ mối nối phát ra).

§ Sử dụng Mud bucket (Máng chắn dung dịch):

Mục đích: Dung dịch trong cần khoan khi

tháo không bắn ra xung quanh và hướng cho dung dịch chảy lại vào giếng.

Nhìn chung, khơng có dung dịch trong cần khoan khi cần được kéo ra khỏi giếng. Một vài trường hợp dung dịch vẫn còn trong cần khi tháo ra (khoan mẫu, tắc cần, hoặc dung dịch có độ nhớt cao …). Nên khi trước khi tháo bỏ cần ra cần phải lắp dụng cụ Mud Bucket vào:

- Để xác định dung dịch có cịn trong cần khi tháo, thử bằng cách gõ búa vào thân cần, nếu âm thanh đục thì trong cần có dung dịch, phải lắp dụng cụ Mud Bucket.

- Mud Bucket được thiết kế để bao kín mối nối. Có một lỗ thoát nước ở đáy dụng cụ để dung dịch hồi lại giếng. - Mud Bucket được treo trên dây cáp - Mud Bucket nên được đặt xung

quanh mối nối và được chốt an toàn trước khi nhấc cần ra khỏi mối nối.

- Khi dung dịch ngừng chảy, mud bucket được tháo ra và buộc cố định xa bàn rơtơ. § Kiểm tra các đầu nối cần khoan và quan sát các tình trạng khi tháo cần khoan:

- Các ren khơ hay dính dung dịch: điều này cho biết gờ đầu nối bị hỏng. Một vài vết rò rỉ nhỏ ở gờ dẫn đến áp lực chất lỏng trong thân ống đẩy dầu bơi ren ra ngồi và cuối cùng là trôi sạch.

- Các vết xước hay các chỗ giập trên thành gờ: Cả hai tạo ra một điểm nguy cơ cao, nó có thể sẽ dẫn đến hiện tượng rung hay rò rỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bị hư hại do xoắn cần và hỏng: Việc vặn quá mức có thể làm chẹt các đường ren bởi việc kéo dài đầu ren đực. Bất kỳ

trường hợp hư hỏng ren nào cũng phải được ghi nhận.

Một phần của tài liệu Tổng quan về các thiết bị trong ngành dầu khí - AN INTRODUCTION TO RIG TYPE AND BASIC DRILL STRING COMPONENTS (Trang 115 - 118)