Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan

Một phần của tài liệu KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) VÀ THỰC TIỄN HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 97 - 99)

Rào cản phi thuế quan được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Hiệp định CEPT và Điểm (k) Khoản 1 Điều 2 Hiệp định ATIGA là “biện pháp ngoài biện pháp thuế quan cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá trong một quốc gia thành viên”. Hàng rào phi thuế quan bao gồm hai loại là các hạn chế về số lượng23 và các rào cản phi thuế quan khác. Nguyên tắc chung trong việc xóa bỏ những biện pháp này là các QGTV không được thông qua hay duy trì bất kì rào cản phi thuế quan nào trừ trường hợp thuộc các ngoại lệ theo quy định của Hiệp định hoặc các quy định của 22 ATIGA có hiệu lực từ ngày 30/4/2010 sau khi được tất cả các nước thành viên hoàn thành thủ tục biểu thị

sự chấp nhận ràng buộc theo quy định của Hiệp định.

23 Các hạn chế về số lượng được định nghĩa tại Điều 2 Hiệp định ATIGA là “các lệnh cấm hoặc hạn chế thương mại với các quốc gia thành viên khác, có thể thông qua hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự, bao gồm các biện pháp và yêu cầu hành chính làm hạn chế thương mại”.

WTO (Điều 40 ATIGA). Tuy nhiên, đối với mỗi loại biện pháp sẽ có cách thức và lộ trình xóa bỏ khác nhau. Cụ thể:

- Đối với các hạn chế về số lượng, các QGTV không được thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp cấm hoặc hạn chế số lượng đối với việc nhập khẩu, xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào giữa các thành viên, trừ trường hợp phù hợp với các quy định của WTO hoặc những ngoại lệ đã được ATIGA ghi nhận (Điều 41 ATIGA).

- Đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xóa bỏ sẽ được tiến hành theo hai bước.

+ Bước 1: Rà soát để nhận diện và xác định các rào cản phi thuế quan khác. Việc xác định đâu là rào cản phi thuế quan để đưa vào chương trình xóa bỏ, trước tiên sẽ do các QGTV tự tiến hành trên cơ sở rà soát các chính sách, luật lệ liên quan trong “Cơ sở dữ liệu thương mại”24 và được Hội đồng AFTA chấp thuận. Ngoài ra, nếu có thông báo của bất kì quốc gia khác hoặc của khu vực tư nhân về rào cản nào đó, Uỷ ban điều phối thực hiện ATIGA (CCA) sẽ rà soát và đưa ra kết luận. Nếu biện pháp phi thuế quan đó được kết luận là rào cản thương mại thì quốc gia thành viên phải đưa biện pháp đó vào chương trình xoá bỏ.

+ Bước 2: Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đã được xác định là rào cản thương mại. Trừ những ngoại lệ được Hội đồng AFTA chấp thuận và những ngoại lệ được quy định tại ATIGA, các biện pháp phi thuế quan đã được nhận diện và xác định là rào cản phi thuế quan ở Bước 1 sẽ được xóa bỏ theo lộ trình cụ thể được xác định khác nhau giữa các nước thành viên:

(1) Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan phải xoá bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ ngày 01/01/2008, 2009 và 2010.

(2) Philippines phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 01/01/2010, 2011 và 2012. (3) Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam phải xoá bỏ trong 3 giai đoạn vào

ngày 01/01/2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018.

Như vậy, các quy định của ATIGA về việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan có sự phân biệt giữa từng loại biện pháp và từng quốc gia thành viên. Đối với những hạn chế về số lượng, Hiệp định ấn định cho các QGTV nghĩa vụ phải xóa bỏ ngay loại rào cản này và không được phép đưa ra những quy định mới. Ngược lại, đối với những biện pháp phi thuế quan khác, trước khi tiến hành xóa bỏ, phải thực hiện giai 24 “Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN” bao gồm luật thương mại, luật hải quan và thủ tục của tất cả các quốc gia thành viên và các thông tin liên quan đến thương mại như biểu thuế, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan… Về các nội dung cụ thể của Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN, xem thêm: Điều 13 Hiệp định ATIGA.

đoạn rà soát để nhận diện những rào cản này rồi mới tiến hành xóa bỏ theo lộ trình được quy định cho từng nhóm nước, căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế của những nước này. Sự khác nhau trong cách thức tiến hành xóa bỏ hai loại rào cản này là do, mặc dù bản chất của chúng đều là những rào cản mang tính chất hành chính/kỹ thuật, nhưng những hạn chế về số lượng dễ nhận diện hơn thông qua hình thức biểu hiện là những quy định giới hạn về số lượng đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu.Trong khi đó, việc xác định đâu là một “rào cản phi thuế quan khác” là khó khăn hơn rất nhiều vì những rào cản này được thể hiện rất đa dạng và tinh vi dưới các hình thức hàng rào kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ, biện pháp an toàn... trong pháp luật và chính sách thương mại của các QGTV. Trên thực tế, việc xác định một biện pháp phi thuế quan có thực sự là rào cản phi thuế quan hay không không hề đơn giản. Chẳng hạn có thể có những quy định, nhìn bề ngoài, được áp dụng như nhau đối với hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu nhưng trên thực tế lại trở thành rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu, hoặc có những quy định mà những hạn chế do biện pháp đó tạo ra đối với sự di chuyển của hàng hóa là không đáng kể và những hàng hoá này vẫn có thể được đưa vào thị trường theo nhiều cách khác nhau. Do đó, trong tương lai, Hội đồng AFTA hay Ủy ban điều phối thực hiện ATIGA có thể căn cứ từ thực tiễn thương mại trong khu vực để đưa ra một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về các loại rào cản phi thuế quan khác ngoài những hạn chế số lượng, nhằm tạo điều kiện cho quá trình xoá bỏ rào cản phi thuế quan được thống nhất và thuận lợi hơn.25 Điều này cũng sẽ đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp ASEAN khi họ có căn cứ pháp lý tường minh để xác định một quyết định, chính sách hay biện pháp nào đó trong pháp luật của các QGTV có phải là một rào cản phi thuế quan hay không để từ đó yêu cầu QGTV phải loại bỏ biện pháp đó.

Một phần của tài liệu KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) VÀ THỰC TIỄN HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w