Thực tiễn thực hiện AFTA của ASEAN

Một phần của tài liệu KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) VÀ THỰC TIỄN HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 107 - 116)

3.2.1.1. Tự do hóa thuế quan

Trong vòng 10 năm, theo đúng thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại CEPT, từ năm 1993 đến năm 2003, các nước ASEAN 6 đã cắt giảm hơn 470.000 dòng thuế, với tỷ lệ cắt giảm trung bình hàng năm hơn 42.000 dòng thuế. Từ năm 2004 đến tháng 02/2015, số lượng cắt giảm đã tăng lên nhanh chóng với hơn 710.000 dòng thuế, trung bình hàng năm hơn 59.000 dòng thuế, trong đó giai đoạn cắt giảm nhiều nhất là từ 2004 - 2006 với hơn 65.000 dòng thuế mỗi năm, từ 2013 đến nay, số lượng cắt giảm ở mức ổn định hơn 60.000 dòng thuế/năm. Như vậy, tính từ khi bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cắt giảm thuế quan theo CEPT và sau đó là ATIGA, các nước ASEAN 6 đã cắt giảm tổng số hơn 1.200.000 dòng thuế, trong đó từ năm 2010 đến nay, toàn bộ các dòng thuế này đã được cắt giảm về mức 0%.

Đối với các nước ASEAN 4, do gia nhập ASEAN muộn hơn và theo công thức -X, việc cắt giảm chỉ bắt đầu được thực hiện từ năm 1996 với sự tham gia của

Việt Nam, sau đó thêm Lào và Myanmar từ năm 1998 và Campuchia từ năm 2000. Trong thời hạn 10 năm thực hiện nghĩa vụ cắt giảm thuế quan theo AFTA tương ứng với từng nước, tổng số dòng thuế được các nước ASEAN cắt giảm theo CEPT là khoảng 260.000, trong đó, Việt Nam - khoảng 70.000 dòng thuế, Lào - hơn 50.000, Myanmar - gần 68.000 và Campuchia - hơn 72.000 dòng thuế. Tính từ năm 2000 đến tháng 02 năm 2015, ASEAN 4 đã cắt giảm tổng số hơn 480.000 dòng thuế, trong đó thời điểm cắt giảm nhiều nhất bắt đầu từ năm 2005 với số lượng cắt giảm trung bình hơn 35.000 dòng thuế/năm.

Như vậy, tính từ thời điểm bắt đầu cắt giảm thuế quan (từ năm 1993) đến nay, các nước ASEAN đã cắt giảm tổng số gần 1.700.000 dòng thuế, trong đó giai đoạn cắt giảm nhiều nhất là từ năm 2005 đến 2007 với số lượng trung bình 103.000 dòng thuế/năm, từ năm 2013 đến nay, số lượng cắt giảm ở mức ổn định hơn 83.000 dòng thuế/năm [102].

BIỂU ĐỒ 3.3

Kết quả cắt giảm thuế quan trong AFTA (2003-2015)

[100, tr.15]

Thông qua quá trình cắt giảm thuế quan, thuế quan trung bình của ASEAN đã giảm từ 4.43% vào năm 2000 (năm bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế quan tại tất cả 10 nước thành viên) xuống còn 0.23% vào năm 2015, trong đó thuế quan trung bình của ASEAN 6 là 0.03% và ASEAN 4 là 0.55%. Xét dưới góc độ cơ cấu, tỷ lệ các dòng thuế ở mức 0% theo ATIGA đã tăng lên đối với ASEAN 6, tỷ lệ này là 99,2% trong năm 2014 và đối với CLMV tăng từ 46,5% năm 2007 lên 72,6% vào năm 2014 [101, tr. 9]. Như vậy, cho đến năm 2015, tỷ lệ này đối với toàn khối ASEAN

là 96%. Theo kế hoạch, trong khuôn khổ ATIGA, đến năm 2018 sẽ có thêm 7% số dòng thuế thuộc Danh mục hàng hóa nhạy cảm của các nước CLMV tiếp tục cắt giảm thuế xuống mức 0%.

BIỂU ĐỒ 3.4

Thuế quan trung bình của các nước ASEAN (từ năm 2003 đến nay)

[100, tr.15]

Những kết quả đã đạt được trong cắt giảm và xoá bỏ thuế quan là thành tựu rất to lớn trong tự do hoá thương mại của ASEAN, thể hiện tính hợp lý trong các quy định của cơ chế cắt giảm thế quan trong CEPT và ATIGA, đồng thời nó thể hiện sự quyết tâm và trách nhiệm của các QGTV trong việc thực hiện các cam kết này. Cho đến nay, hoạt động này vẫn được đánh giá là lĩnh vực hợp tác thành công nhất của AFTA nói riêng và trong toàn bộ các mặt hoạt động của ASEAN nói chung. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các yêu cầu của ATIGA, thì việc thực hiện nghĩa vụ cắt giảm thuế quan của ASEAN của một số QGTV vẫn còn chưa được thực hiện đúng thời hạn. Trừ Brunei và Singapore, các thành viên còn lại trong ASEAN 6 đều chưa hoàn thành nghĩa vụ xóa bỏ toàn bộ thuế quan đúng thời hạn vào năm 2010. Cụ thể, thuế quan trung bình của các nước ASEAN 6 còn lại lần lượt là Thái Lan (0.01%), Indonesia (0.03%), Malaysia (0.05%) và Philippines (0.11%). Tỷ trọng của các dòng thuế ở mức 0% của những nước này gần như không thay đổi, vẫn ở mức 0,2% từ 2010 - 2014; số dòng thuế trong Danh mục loại trừ giảm không đáng kể, từ 297 năm 2011 xuống 277 dòng thuế năm 2014. Đối với các nước ASEAN 4, mặc dù được linh hoạt đến năm 2018 nhưng tỷ trọng các dòng thuế có mức thuế suất trên 5% của những nước này chưa được cải thiện nhiều trong giai đoạn 2011 - 2014, ở

mức 1,6%; số dòng thuế trong Danh mục loại trừ giảm rất ít, từ 632 dòng năm 2011 xuống 613 dòng năm 2014 [101, tr. 10].

3.2.1.2. Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan

Liên quan đến NTBs, theo cam kết, các nước sẽ phải loại bỏ việc sử dụng NTBs cho đến năm 2015, với sự linh hoạt đến năm 2018 cho các nước CLMV. Đồng thời, các nước phải báo cáo NTBs đang sử dụng trong ATR (ASEAN Trade Repository - Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN). Đến năm 2010, việc thực hiện xoá bỏ NTBs diễn ra khá thuận lợi, với các bản thông báo của các nước thành viên được đăng tải trên website chính thức của ASEAN. Gần đây, các nước ASEAN đã thông qua Chương trình làm việc về NTBs trong ASEAN giai đoạn 2013-2014. Theo đó, các nước thành viên phải xem xét lại NTBs của mình theo phân loại của UNCTAD dựa trên tiêu chuẩn của WTO, đồng thời xây dựng Cổng thông tin điện tử quốc gia về NTB, được kết nối với NTR (National Trade Repository - Cơ sở dữ liệu thương mại quốc gia) và ATR. Cho đến nay, việc phân loại lại các NTB cũng như việc xây dựng cơ sở dữ liệu về NTBs đang được triển khai ở hầu hết các nước thành viên. Với hướng tiếp cận này, việc loại bỏ các NTB sẽ được thuận lợi hơn, đồng thời chính sách cũng sẽ trở nên minh bạch hơn.

Theo các số liệu tại Bảng 3.5, đối với các hạn chế về số lượng, đã có 10/12 thành viên tiến hành xóa bỏ hoàn toàn loại rào cản này. Đối với các biện pháp còn lại (thuộc nhóm rào cản phi thuế quan khác), số lượng biện pháp hiện vẫn đang duy trì tại các QGTV đã giảm đáng kể, đặc biệt những biện pháp TBT đã được cắt giảm hơn 90% so với trước đây. Myanmar là quốc gia hiện đang áp dụng ít nhất - 1 biện pháp liên quan đến TBT, tiếp đến là Lào - 2 biện pháp, Campuchia - 3 biện pháp và Brunei - 5 biện pháp.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, những kết quả đạt được này thực tế rất khiêm tốn so với nghĩa vụ đặt ra trong ATIGA. Đối với các biện pháp hạn chế về số lượng, mặc dù cả CEPT và ATIGA đều yêu cầu các nước phải xóa bỏ biện pháp này nhưng Singapore và Thái Lan vẫn đang áp dụng. Đối với nhóm biện pháp còn lại, tất cả các nước ASEAN 6 đều không hoàn thành theo đúng thời hạn quy định của ATIGA. Theo ATIGA, trừ Philippines được phép hoàn thành việc xóa bỏ vào năm 2012, năm thành viên còn lại phải hoàn thành vào năm 2008. Nhưng trên thực tế, tất cả những thành viên này đều vẫn đang duy trì các biện pháp phi thuế quan với số lượng khác nhau, trong đó nhiều nhất là Thái Lan và Philippines với 869 và 523 biện pháp. Thậm chí tại Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia, việc áp dụng

một số rào cản phi thuế quan khác, cụ thể là những biện pháp liên quan đến chống bán phá giá và an toàn còn gia tăng.

BẢNG 3.5

NTBs đang duy trì tại các nước ASEAN (tính tại thời điểm 2015)

[101, tr. 16]

ADP (Antidumping): Chống bán phá giá CV (Countervailing): Trợ cấp và đối kháng

QR (Quantitative Restrictions): Các hạn chế về số lượng SG (Safeguards): Các biện pháp an toàn

SPS (Sanitary and Phytosanitary): Các biện pháp vệ sinh dịch tễ SSG (Special Safeguards): Các biện pháp an toàn đặc biệt

TBT (Technical Barriers to Trade): Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Như vậy, có thể thấy, nếu như việc xóa bỏ thuế quan được ASEAN, đặc biệt là ASEAN 6 tiến hành rất nhanh thì đối với hàng rào phi thuế quan, việc xóa bỏ được tiến hành khá chậm, các nước ASEAN 6 đều chưa hoàn thành nghĩa vụ xóa bỏ theo đúng lộ trình (trừ Brunei về cơ bản đã hoàn thành), trong khi tại các nước ASEAN 4, mặc dù thời hạn phải hoàn thành việc xóa bỏ được linh hoạt đến năm 2018 nhưng đã có 3 quốc gia về cơ bản đã hoàn thành.

Việc các nước phát triển hơn trong ASEAN lại là những nước đang áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan, hầu hết đều là những hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, thực chất đều nhằm mục đích bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Do phải xoá bỏ thuế nhập khẩu, các nước sẽ sử dụng những biện pháp này để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Đây cũng là hiện tượng đang ngày càng phổ biến trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, càng những

nước phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật cao lại càng sử dụng nhiều những biện pháp mang tính chất kỹ thuật để hạn chế hàng hóa từ bên ngoài. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, một mặt các quốc gia phải tuân thủ triệt để những nguyên tắc đã được WTO cũng như ATIGA ghi nhận liên quan đến thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt là biện pháp TBT và SPS, mặt khác, cần tiến hành hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật giữa các thành viên để bất kỳ hàng hoá nào, chỉ cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng để lưu thông hợp pháp tại nước sản xuất cũng sẽ được nhập khẩu vào thị trường quốc gia thành viên khác.

3.2.1.3. Quy tắc xuất xứ

Các nước ASEAN đã tiến hành đơn giản hóa Thủ tục chứng nhận hoạt động về Chứng nhận xuất xứ cho ATIGA [136], hài hòa hóa hoặc sắp xếp lại các thủ tục quốc gia. Sự linh hoạt trong các quy định của ATIGA đã tạo thuận lợi rất nhiều cho các nhà sản xuất và xuất khẩu, họ có thể tự mình lựa chọn cách tính giá trị nội địa để sao cho được hưởng lợi tối đa từ ROO. Cần lưu ý rằng, số các dòng thuế được phép linh hoạt lựa chọn cách tính giá trị khu vực để hưởng lợi từ Quy tắc xuất xứ chiếm tới 84,3% trong tổng số 5.224 dòng thuế theo HS 2002 với 6 chữ số [131]. Hơn nữa, việc áp dụng Tiêu chí cụ thể mặt hàng (PSR) cho hàng loạt các sản phẩm đặc biệt trong ASEAN, nơi mà các chuỗi sản xuất được phát triển khá mạnh, đã làm cho việc áp dụng các quy định về ROO trên thực tế trở nên linh hoạt hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, việc áp dụng Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (CO form D) từ 01/06/2014 với linh hoạt chậm hơn 2 năm cho Myanmar và Campuchia cũng là một bước tiến trong việc hài hòa hóa các thủ tục trong ASEAN. Các QGTV đang hướng tới việc áp dụng CO form D điện tử trong khuôn khổ Chế độ một cửa ASEAN.

Liên quan đến việc cải thiện Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ, các QGTV đã áp dụng rộng rãi Quy định tự chứng nhận. Theo đó, các nhà sản xuất hay xuất khẩu có thể tự công bố xuất xứ hàng hóa của mình mà không cần phải đệ trình bất cứ giấy chứng nhận nào của cơ quan có thẩm quyền. Đến nay, đã có 2 dự án đang được áp dụng thí điểm. Dự án thứ nhất áp dụng từ năm 2010 với sự tham gia của Brunei, Malaysia, Singapore và bổ sung thêm Thái Lan năm 2011 và gần đây là Campuchia. Dự án thứ hai khởi động từ năm 2014 với sự tham gia của Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam [113]. Việc thực hiện Tự chứng nhận xuất xứ mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất và xuất khẩu, như giảm chi phí giao dịch, thuận tiện khi sử dụng biểu mẫu chung (form D), việc thông quan trở nên dễ dàng hơn, cải thiện được việc phân bổ các nguồn lực và đặc biệt là nhân lực.

Tuy nhiên, cho dù những quy định về quy tắc xuất xứ được xây dựng với mục tiêu hướng tới phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, tại một số nước, chủ yếu là các nước ASEAN 4, doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được hết những lợi ích mà quy tắc xuất xứ mang lại. Đối với Dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ, dù đã được triển khai để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng không phải tất cả các thành viên đều tham gia dự án này. Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân. Thứ nhất, doanh nghiệp phải chịu rất nhiều gánh nặng để có thể được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền cấp, do sự phức tạp trong việc đáp ứng đầy đủ những giấy tờ phải nộp theo yêu cầu của cơ quan cấp C/O để chứng minh xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp cũng như sự tốn kém về chi phí và thời gian để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ. Thứ hai, bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt tại các nước ASEAN 4 vẫn còn khá mơ hồ về các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ, đặc biệt là hình thức Tự chứng nhận nên rất e ngại sử dụng hình thức này. Thứ ba, vấn đề quản trị doanh nghiệp tại nhiều nước còn hạn chế nên khó có thể chứng minh được xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp mình theo đúng những quy định của ATIGA.

Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường những chương trình đào tạo, thông tin cho doanh nghiệp cũng như tăng cường năng lực của những cơ quan được trao thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ để không tạo ra gánh nặng về thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ; đồng thời, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện cơ chế quản trị của mình để đáp ứng được những quy tắc mà ATIGA đặt ra trong việc chứng minh xuất xứ hàng hóa.

3.2.1.4. Thuận lợi hoá thương mại

Các nước ASEAN đã thông qua Chương trình làm việc về thuận lợi hoá thương mại ASEAN (ATFWP) tại Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế năm 2008 và Khuôn khổ thuận lợi hoá thương mại ASEAN năm 2009, đồng thời đã chuẩn y bộ chỉ số thuận lợi hoá thương mại ASEAN cũng trong năm 2009. Chương trình ATFWP hàng năm được cập nhật và được Uỷ ban điều phối ATIGA báo cáo trước Hội đồng AFTA. Hiện tại, theo kết quả của Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 21, họp vào tháng 05/2015 tại Kuala Lampur, Malaysia, Uỷ ban điều phối chung về thuận lợi hoá thương mại ASEAN (ATF-JCC) sẽ đảm nhận trách nhiệm điều hành và giám sát việc thực hiện ATFWP. Các nước ASEAN cũng đã quyết định sử dụng các tiêu chí đánh giá của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về môi trường kinh doanh để xem xét mức độ thuận lợi hoá của các nước

thành viên. Đây là bước tiến quan trọng, hướng tới việc hài hoà hoá môi trường chính sách của ASEAN với các chuẩn mực quốc tế.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu thương mại, 4 nước ASEAN gồm Indonesia, Lào, Myanmar và Thái Lan đã hoàn thành việc xây dựng cổng thông tin điện tử về Cơ sở dữ liệu thương mại (ATR), các nước còn lại đang trong quá trình xây dựng [112]. Việc xây dựng ATR có ý nghĩa lớn đối với việc minh bạch hoá chính sách, từ đó sẽ có được các giải pháp hữu hiệu trong việc loại bỏ các rào cản phi thuế quan (NTBs).

Về thủ tục hải quan, các bộ trưởng tài chính ASEAN đã kí Hiệp định hải quan ASEAN năm 2012 với mục đích đơn giản hoá và hài hoà các thủ tục hải quan và danh mục thuế để tính giá trị hải quan dựa trên các quy định của WTO, đảm bảo tính minh bạch, đồng nhất và dễ áp dụng trong trao đổi thương mại giữa các nước thành viên. Hầu hết các nước ASEAN đã áp dụng Hệ thống thuế hài hoá ASEAN (AHTN), cụ thể là AHTV 2012 - là hệ thống 8 chữ số được phát triển từ hệ HS 6

Một phần của tài liệu KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA) VÀ THỰC TIỄN HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w