Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 38)

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1.1. Cơng tác phịng bệnh cho lợn nái sinh sản

a. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại b. Cơng tác tiêm phịng cho lợn nái sinh sản

3.4.1.2. Cơng tác chẩn đốn bệnh ở lợn nái sinh sản

- Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

3.4.1.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

- Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

3.4.1.4. Cơng thức tính một sớ chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con theo dõi × 100

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh

3.4.2. Phương pháp theo dõi

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc bệnh.

- Trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con hàng ngày.

- Chẩn đốn lợn nái ni con mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu rỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hơi, thối thì lợn đó được coi là bịviêm tử cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [14]

- Tiến hành điều trị cho những lợn mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả:

* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Pendistrep L.A 1 ml/10 kg thể trọng/1 ngày/1 lần.

+ Tiêm Oxytocin 2 ml/con vào mép âm môn và thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lít/con.

+ Liệu trình kháng sinh mỗi ngày một lần, thụt rửa tử cung ngày 1 lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:

+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

+ Toàn thân: Tiêm Analgin: 1 ml/15 - 20 kg thể trọng/1 lần/ngày. Tiêm Amoxoil: 1 ml/10-15 kg thể trọng/1 lần/2 ngày.

* Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:

+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp khơng có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng vaselin vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón cịn lại tạo thành một vịng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn khơng có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicilin: 10 mg/kg thể trọng chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

+ Tiêm vitamin B1, B. complex để trợ sức cho lợn.

* Điều trị bệnh sót nhau bằng pháp đồ điều trị sau:

+ Thụt rửa tử cung cho con vật bằng thuốc tím 0,1% liều 2 - 4 lít/con + Tiêm Oxytoxin liều 10 - 20 IU /con tiêm bắp cho lợn một lần

+ Tiêm kháng sinh đề phịng nhiễm trùng tử cung và tồn thân: Ampicilin 500 liều 7 - 10mg/1kg trọng lượng cơ thể, Licomycin 10%1ml/10kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho con vật ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ.

+ Đặt hoặc bơm kháng sinh vào tử cung đề phòng viêm tử cung: Penicillin, Ampicillin, Oxyteracyclin.

* Điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng phác đồ điều trị sau: + Tiêm Ceftocin: 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần

+ B. complex: 1 ml/con/ngày + Điều trị 3 - 5 ngày.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Công tác phịng bệnh cho lợn nái sinh sản

4.1.1. Cơng tác vệ sinh thú y

Vệ sinh phòng bệnh nhằm mục đích hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường đồng thời nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn gia súc. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản… Thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng ni được trang trại rất quan tâm.

Trước khi khách tham quan cũng như công nhân vào chuồng ni thì đều phải thay quần áo bảo hộ lao động và phun thuốc sát trùng. Đối với những người không nhiệm vụ thì miễn vào. Các xe ô tô trước khi vào khu chăn nuôi đều phải dừng lại ở cổng trại được phun tiêu độc bằng Ommicide. Ngồi ra, tại mỗi dãy chuồng ni đều có vơi sát trùng ở hai đầu cửa ra vào.

Việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện theo một lịch cụ thể do trang trại quy định nhưng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tuỳ vào điều kiện thời tiết. Máng ăn bằng inox được rửa bằng nước sạch sau khi cho lợn ăn xong. Phân được dọn một phần cho vào bao bón cây.

Nước sử dụng cho lợn uống lấy từ nước giếng khoan, sau đó qua hệ thống bể lọc rồi theo ống dẫn đến từng ô chuồng.

Cùng với việc thường xuyên quét dọn chuồng, trang trại lập kế hoạch tiêu độc chuồng trại và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại cũng như tiêu diệt chuột. Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động, mới được vào khu chuồng nuôi.

Bảng 4.1. Lịch khử trùng chuồng trại tại trại lợn Hoàng Thị Thái Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng

nái chửa Chuồng đẻ

Chuồng cách ly Thứ 2 Phun sát trùng Phun sát trùng Rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng tồn khu vực Thứ 3 Rắc vơi Xả vôi, xịt gầm Phun sát trùng Rắc vôi

Phun sát trùng toàn khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 4 Phun sát trùng Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Phun sát trùng Rắc vôi Thứ 5 Rắc vôi Phun sát trùng Phun thuốc diệt ruồi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng tồn khu vực Rắc vơi Thứ 6 Phun sát trùng Phun thuốc ruồi Phun sát trùng Rắc vôi Phun sát Trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Phun thuốc khử mùi Vệ sinh tổng chuồng Tổng vệ sinh chuồng Vệ sinh tổng khu Phun sát trùng Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng

Định kỳ vệ sinh nơi ở, bếp ăn, chuồng trại, môi trường xung quanh trại như: khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, rắc vôi diệt ký sinh trùng mang mầm bệnh.

Hàng ngày cho lợn ăn, vệ sinh máng ăn sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn, thường xuyên phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, xịt gầm và tẩy rửa sàn chuồng.

Sau khi lợn con được chuyển đến khu chuồng mới, tôi tham gia tháo dỡ các tấm nan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khơ. Ơ chuồng và khung

chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ lỗng khoảng 5% sau đó tiến hành xơng chuồng bằng formol và thuốc tím.

Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ, để khô rồi tiến hành lắp các tấm nan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào. Khi có dịch bệnh xảy ra cơng tác vệ sinh thú y được tiến hành nhanh chóng hơn, thường xuyên, triệt để hơn bao giờ hết.

Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng tại trang trại

Công việc Số lượng được giao (lần) Số lượng thực hiện được (lần) Kết quả so với nhiệm vụ được giao (%)

Vệ sinh chuồng trại

hàng ngày 160 160 100

Phun sát trùng, rắc vôi 160 160 100

Xịt gầm chuồng 10 10 100

Tổng vệ sinh quanh khu

vực chăn nuôi 20 20 100

Tắm sát trùng 340 340 100

Kết quả bảng 4.2 cho thấy vệ sinh chuồng trại được giao thực hiện 160 và đã thực hiện hoàn thành 160 lần, đạt 100%; phun sát trùng, rắc vôi chuồng trại được giao là 160 lần, đã thực hiện 160 lần, đạt 100%; xịt gầm chuồng được giao là 10 lần và đã thực hiện được đủ 10 lần, đạt 100%; tổng vệ sinh chuồng trại được giao thực hiện là 20 lần và đã thực hiện được 20 lần, đạt 100%; tắm sát trùng được giao thực hiện 340 lần, đã thực hiện 340, đạt 100%. Như vậy, em luôn thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu về vệ sinh, sát trùng

chuồng trại trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các loại mầm bệnh xâm nhập vào đàn lợn tại trang trại.

4.1.2. Cơng tác phịng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng vắcxin

Cơng tác tiêm phịng ln được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tiêm vắcxin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch nhân tạo chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phịng phải được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng quy trình nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

Chính vì vậy, ở trại chăn ni cơng tác phịng bệnh được ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian thực tập em đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân tham gia cơng tác tiêm phịng cho đàn lợn tại cơ sở. Lịch tiêm phịng vắcxin tại cơ sở được trình bày ở bảng 4.3.

Qua kết quả bảng 4.3 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình phịng bệnh bằng vắcxin trên đàn lợn nái đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ an tồn của vắcxin ln đạt 100% số lợn nái được làm vắcxin.

Qua quá trình tiêm vắcxin phịng bệnh cho đàn lợn ni tại trại ngồi những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắcxin cũng như: việc sử dụng vắcxin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắcxin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắcxin. Trước khi sử dụng vắcxin cần lắc nhẹ cho kỹ, vắcxin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hơm sau. Ngồi ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc vắcxin.

Bảng 4.3. Lịch tiêm phòng vắcxin tại trang trại

Loại lợn Thời điểm

phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vacxin, thuốc phòng Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn cái hậu bị (nhập 17 - 18 tuần tuổi)

1 tuần sau nhập Tai xanh lần1 Ingelvac prrs Tiêm bắp 2 4 tuần sau nhập Tai xanh lần 2 Ingelvac prrs Tiêm bắp 2 6 tuần sau nhập Giả dại lần1 Auskipra Tiêm bắp 2 Khô thai lần1 Parvo shield Tiêm bắp 5 7 tuần sau nhập Dịch tả lần 1 Coglapest Tiêm bắp 2 LMLM lần1 Aftogen Tiêm bắp 2 9 tuần sau nhập Giả dại lần2 Auskipra Tiêm bắp 2 Khô thai lần2 Parvo shield Tiêm bắp 5 10 tuần

sau nhập

Dịch tả lần 2 Coglapest Tiêm bắp 2 LMLM lần 2 Aftogen Tiêm bắp 2 11 tuần

sau nhập Nội ngoại kst Cevasamectin Tiêm bắp 2

Lợn nái

11 tuần sau phối Giả dại Auskipra Tiêm bắp 2 12 tuần sau phối Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

LMLM Aftogen Tiêm bắp 2

13 tuần sau phối Hội chứng

còi cọc Circo flex Tiêm bắp 1 15 tuần sau phối Nội ngoại kst Cevasamectin Tiêm bắp 2

Tiêm tổng đàn

(3 tháng/lần) Tai xanh Ingelvac prrs Tiêm bắp 2

4.2. Cơng tác chẩn đốn bệnh ở lợn nái sinh sản

4.2.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Qua theo dõi 216 lợn nái sinh sản tại trang trại, dựa trên những triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tơi đã chẩn đoán được lợn nái mắc một số bệnh chủ yếu như viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và bệnh sót nhau. Kết quả chẩn đoán lợn nái mắc một số bệnh sinh sản được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Tên bệnh Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Hiện tượng đẻ khó 270 27 10,00 Viêm tử cung 270 15 5,56 Viêm vú 270 5 1,86 Bệnh sót nhau 270 6 2,22 Tính chung 270 53 19,63

Kết quả bảng 4.4 cho biết khi theo dõi 270 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về bốn bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng hiện tượng đẻ khó có 27 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là 10,00%, tiếp đến là bệnh viêm tử cung có 15 con, chiếm tỷ lệ 5,56%, viêm vú có 5 con, chiếm 1,86% và bệnh sót nhau 6 con, chiếm 2,22%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trang trại thì có tỷ lệ mắc các bệnh này là 19,63%.

Nguyên nhân dẫn đến lợn nái mắc bệnh viêm tử cung với tỷ lệ 5,56%, một là do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Mặt khác, do điều kiện chăm sóc ni dưỡng lợn nái trước và sau khi đẻ chưa được tốt khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm tử cung.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 10,00%, theo chúng tôi là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc ni dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ

lứa đầu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn hoặc do lợn nái già đẻ trên 7 lứa nên sức rặn đẻ của lợn nái kém.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng biến động so với kết quả nghiên cứu của Kirwood (1999) [32] cho biết lợn nái tại Anh có tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 1,1 - 37,2%.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2002) [19] công bố lợn nái sau khi đẻ bị viêm tử cung với tỷ lệ là 42,40%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [14] cho biết tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. So sánh các kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì tỷ lệ viêm tử

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)