Phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 40)

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc bệnh.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con hàng ngày.

- Chẩn đoán lợn nái nuôi con mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu rỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hôi, thối thì lợn đó được coi là bịviêm tử cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [14]

- Tiến hành điều trị cho những lợn mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả:

* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Pendistrep L.A 1 ml/10 kg thể trọng/1 ngày/1 lần.

+ Tiêm Oxytocin 2 ml/con vào mép âm môn và thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lít/con.

+ Liệu trình kháng sinh mỗi ngày một lần, thụt rửa tử cung ngày 1 lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:

+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

+ Toàn thân: Tiêm Analgin: 1 ml/15 - 20 kg thể trọng/1 lần/ngày. Tiêm Amoxoil: 1 ml/10-15 kg thể trọng/1 lần/2 ngày.

* Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:

+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng vaselin vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn không có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra.

Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh ampicilin: 10 mg/kg thể trọng chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

+ Tiêm vitamin B1, B. complex để trợ sức cho lợn.

* Điều trị bệnh sót nhau bằng pháp đồ điều trị sau:

+ Thụt rửa tử cung cho con vật bằng thuốc tím 0,1% liều 2 - 4 lít/con + Tiêm Oxytoxin liều 10 - 20 IU /con tiêm bắp cho lợn một lần

+ Tiêm kháng sinh đề phòng nhiễm trùng tử cung và toàn thân: Ampicilin 500 liều 7 - 10mg/1kg trọng lượng cơ thể, Licomycin 10%1ml/10kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho con vật ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ.

+ Đặt hoặc bơm kháng sinh vào tử cung đề phòng viêm tử cung: Penicillin, Ampicillin, Oxyteracyclin.

* Điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng phác đồ điều trị sau: + Tiêm Ceftocin: 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần + B. complex: 1 ml/con/ngày

+ Điều trị 3 - 5 ngày.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)