sự đồng thuận với những kỳ vọng được phê chuẩn một cách ép buộc và theo chuẩn mực. Những niềm tin và thực tiễn mới gắn kết với sự đổi mới được tái sản sinh qua các tiến trình như huấn luyện, giáo dục, thuê mướn và chứng nhận, và những buổi lễ kỷ niệm sự thành lập. Bộ khung điều tiết cấp lĩnh vực sẽ vận hành trong các tiến trình trên (Rueff,
Scott, 1988), chẳng hạn theo phương thức “xác định hoặc ép buộc phải theo105” (Oliver,
1997, trang 102) các niềm tin tập thể ( xem Freidson, 1970, 1986; Star, 1982).
Do bản chất phản xạ và lặp đi lặp lại của sự chuyển đổi lĩnh vực106, có thể lập luận
rằng ít nhất cấp đầu tiên của sự chuyển đổi đã diễn ra khi các “đơn vị thực hiện” trung ương đầy quyền lực chấp nhận những niềm tin và thực tiễn mới. Theo Leblebici (1991) chỉ ra, ngay cả khi thực tiễn mới đến từ khu vực nằm rìa, tại một số điểm các thực tiễn mới phải nhận được sự công nhận từ các “đơn vị thực hiện”- kiểm soát các quá trình như vậy. Một lý do quan trọng để nhấn mạnh vai trò quan trọng của quyền lực là bởi vì, như đã nói trước đó, nó thường được các thành viên lĩnh vực khác, hoạt động như các doanh nhân thể chế hoặc người chống đối, chính là những người đóng vai trò như một bộ phận của nguồn gốc tạo ra ý tưởng và thực tiễn mới. Một khi được chấp nhận bởi cơ quan quyền lực, quá trình thực hiện trong một lĩnh vực đã bắt đầu. Nó thường không phải là, một quá trình từ trên xuống. Ngay cả trong tình huống được mô tả bởi Hinings và Greenwood (1988), nơi cải cách chính quyền địa phương đã được hợp pháp hóa, những ý tưởng tổ chức nhằm cải cách đến từ một nhóm các thành phố tự trị tận tụy thúc đẩy một nguyên ảnh mới, mà họ đã thực hiện. Những bộ phận Trung ương thường không ''thoát
ra”107 từ các “đơn vị thực hiện” khác của tổ chức; những đơn vị này, hay ít nhất là một
phần của những đơn vị này, thường xuyên bao gồm các thành viên của các bộ phận này. Các khía cạnh quyền lực được kể đến, vì các “đơn vị thực hiện” không nhất thiết phải là cộng đồng thuần nhất (Barker, 1998; Powell, 1991). Sự ra quyết định trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng là một tiến trình chính trị (Van Hoy, 1993; Dezalay và Garth, 1996), trong đó lợi ích cạnh tranh của các tiểu cộng đồng được hòa giải trên nền tảng phát triển
105 “Define or enforce”