Lựa chọn mẫu nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty vận tải hành khách bằng xe ô tô tại các đô thị ở Việt Nam - Nghiên cứu trường thành phố Hà Nội (Trang 83 - 84)

3.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.4.1 Lựa chọn mẫu nghiên cứ u

Về việc xác định kích thước mẫu là bao nhiêu, phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2007). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng, phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên, vấn đề này hiện còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và ctg (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về số mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100, còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng : 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.

Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra trong phân tích nhân tố, Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu.Cụ thể, dữ liệu sơ cấp của nghiên cứu định lượng về các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt được thu thập từ việc phát phiếu điều tra bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (phương pháp chọn mẫu thuận tiện). Số lượng mẫu được sử dụng trong nghiên cứu định lượng này là 500, là người Việt Nam sinh sống tại Hà Nội, đối tượng chính là những người lao động, học sinh, sinh viên và các nhân viên, cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước dịch vụ xe buýt, nhân viên, cán bộ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xe buýt trên địa bàn Hà Nội. Một số sẽ được khảo sát thông qua phần mềm Microsoft Forms, một số sẽ thực hiện bảng hỏi dưới dạng giấy đểđảm bảo tính thuận tiện cho người tham gia khảo sát. Tổng số phiếu khảo sát được gửi đi là 500 phiếu (cả bằng hình thức giấy và thông qua phần mềm). 500 quan sát này sau khi thu về, tiếp tục được làm sạch, xử lý để kiểm tra các thông tin còn thiếu đối với từng quan sát, và những trường hợp có câu trả lời bất hợp tác. Kết quả cho thấy không có quan sát và biến quan sát nào bị thiếu dữ liệu; không có quan sát nào có câu trả lời bất hợp tác (độ lệch chuẩn =0). Bộ dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ được NCS sử dụng để tiến hành các bước trong nghiên cứu định lượng chính thức nhưđánh giá độ tin cậy (Cronbach’s α) của các thang đo và đánh giá sự phù hợp của các thang đo bằng phân tích EFA...sau đó luận giải sự tác tộng của các yếu tố bằng mô hình phương trình cấu trúc SEM.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty vận tải hành khách bằng xe ô tô tại các đô thị ở Việt Nam - Nghiên cứu trường thành phố Hà Nội (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)