Phát triển về quy mô dịch vụ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty vận tải hành khách bằng xe ô tô tại các đô thị ở Việt Nam - Nghiên cứu trường thành phố Hà Nội (Trang 106 - 109)

4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE

4.2.1. Phát triển về quy mô dịch vụ

4.2.1.1. Sốđơn vị kinh doanh vận chuyển xe buýt

“Hà Nội hiện nay có hai loại hình doanh nghiệp đồng thời tham gia cung cấp dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (công ty TNHH và công ty cổ phần). Tổng Công ty vận tải Hà Nội (bao gồm các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty) là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, khai thác hơn 70% số tuyến trên toàn mạng lưới xe buýt thành phố, các tuyến còn lại do các công ty TNHH và Công ty cổ phần dịch vụ vận tải khai thác.“

Các đơn v thuc Tng Công ty Vn ti Hà Ni (Transerco) bao gm:

1. Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội: 01, 03A, 06A, 06B, 06C, 11, 15, 17, 23, 31, 36, 100, 108

2. Xí nghiệp Xe buýt Thăng Long: 14, 16, 18, 26, 30, 38, 39, 106, 107

3. Xí nghiệp Xe buýt 10 - 10: 05, 13, 20A, 20B, 28, 29, 50, 53A, 53B, 92, 95, 96, 97, 110, 111

4. Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội: 07, 25, 27, 34, 35A, 35B, 55A, 55B, 56A, 56B, 109

5. Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu: 06D, 06E, 22A, 22B, 22C, 32, 84, 85, 103A, 103B 6. Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên: 03B, 10A, 10B, 40, 54, 86, 90, 93, 112

7. Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh: 08A, 08B, 09A, 09B, 19, 21A, 21B, 37

8. Công ty Cổ phần Vận tải Newway: 47A, 47B, 48, 94 9. Công ty Cổ phần Xe Khách Hà Nội: 49, 51, 204, 205, 212 10. Trung tâm Tân Đạt: 12, 33, 52A, 52B, 62, 101A, 101B, 104, 113 11. Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội: 04, 24, 63, 68, 87, 88, 98, 99, 202 12. Xí nghiệp Xe buýt nhanh Hà Nội: 02, 89, 91, 102, 105, BRT01

Các đơn vị không thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) bao gồm:

1. Công ty TNHH Bắc Hà: 41, 42, 43, 44, 45, 203

2. Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Du lịch Đông Anh: 46

3. Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ, Xây dựng Bảo Yến: 57 ,58 ,59 , 60A, 60B, 61, 65, CNG01, CNG02, CNG03, CNG04, CNG05, CNG06, CNG07

4. Công ty LD vận chuyển quốc tế Hải Vân: 64, 74, 80 5. Công ty Cổ phần Vận tải Xe Khách Hà Tây: 70A, 70B, 72 6. Công ty Cổ phần Dịch vụ và Vận tải Bảo Châu: 78

7. Vinbus - Tập đoàn Vingroup: e01, e02, e03, e04, e05, e06, e07, e08, e09, e10

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có tổng số 1.939 phương tiện xe buýt đang hoạt động phục vụ VTHKCC. Các phương tiện đều đảm bảo yêu cầu đối với xe buýt đô thị, có trang bị thiết bị giám sát hành trình, hệ thống thông tin hành khách tiên tiến (thiết bị báo điểm dừng bằng âm thanh, đèn LED). Đa số xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải Euro II và Euro III (chiếm 51%) . Các xe đều trang bị hệ thống thông tin hành khách tiên tiến (thiết bị báo điểm dừng bằng âm thanh, đèn LED).

Bảng 4. 1: Số lượng xe buýt tại Hà Nội giai đoạn 2011- 2019

(Nguồn: NCS tự tổng hợp từ báo cáo Transerco) Cơ cấu phương tiện theo sức chứa: Hầu hết là các xe có sức chứa trung bình (45- 60 chỗ, chiếm 52%) và sức chứa lớn (80 chỗ, chiếm 44%), số lượng xe buýt sức chứa nhỏ chiếm tỷ lệ thấp (4%). Trong những năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe buýt ngày càng tăng của nhân dân, nhu cầu sử dụng xe buýt có sức chứa trung bình trở lên ngày một tăng để thay dần cho những xe buýt có sức chứa nhỏ. Tổng công ty vận tải Hà Nội hiện có 1.033 xe buýt các loại chiếm 73% tổng số xe toàn Thành phố.

Theo độ tuổi phương tiện: Phương tiện có tuổi thọ nhỏ hơn 5 năm chiếm tỷ lệ là 36%, từ 5 – 10 năm là 30% và trên 10 năm chiếm tỷ lệ 34%. Như vậy có thể thấy tuổi thọ phương tiện vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô Hà Nội có tuổi thọ tương đối cao, phương tiện ít được đổi mới, đặc biệt là đối với các tuyến xã hội hóa, tuyến không có trợ giá và các tuyến buýt kế cận.

“Về tiêu chuẩn khí thải: Vẫn còn 49% số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro I, 20% phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro II và có 31% số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro III. Chưa có phương tiện nào đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV.“

4.2.1.3. Kết quả kinh tế - tài chính

Theo giá hiện hành thì trong 6 năm qua (2010-2015) tốc độ doanh thu tăng 2,1 lần (từ 395 tỷ năm 2010 tăng lên 826 tỷ năm 2015) và chi phí tăng 1,83 lần/ năm (từ 983 tỷ năm 2010 tăng lên 1.798 tỷ năm 2015). Nguyên nhân do giá vé từ tháng 10/2012 tăng hơn 1000 đ/HK và đầu năm 2014 giá vé tăng lần 2. Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Xe 1.360 1.399 1.465 1.480 1.482 1.781 1.915 1.952

Theo giá quy đổi (quy về năm gốc 2010, theo chỉ số trượt giá qua các năm) tìh trong giai đoạn này tốc độ doanh thu tăng 1,44 lần và chi phí tăng 1,26 lần.

Sản lượng vận chuyển của xe buýt trên các tuyến buýt nội đô hiện nay đã đạt ngưỡng bão hòa: Năm 2001 bình quân 1 xe buýt chỉ vận chuyển 119 HK/ngày thì năm 2015 là 1.152 HK/ngày. Hệ số sử dụng sức chứa bình quân toàn mạng đạt mức cao tới 70%; giờ cao điểm hệ số sử dụng sức chứa vượt thiết kế (bình quân là 140%- 160% sức chứa) từđó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp trong giờ cao điểm.

Chính sách trợ giá trực tiếp và chủ yếu dựa trên số km xe chạy, chưa đánh giá theo chất lượng dịch vụ và năng lực của các doanh nghiệp tham gia. Tỷ lệ phân phối vé tháng liên tuyến còn bất hợp lý (sản lượng vé tháng liên tuyến được chia bình quân cho toàn mạng theo sức chứa, cự ly và tần suất các tuyến) dẫn đến chưa đánh giá được chính xác hiệu quả khai thác của từng tuyến buýt.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty vận tải hành khách bằng xe ô tô tại các đô thị ở Việt Nam - Nghiên cứu trường thành phố Hà Nội (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)