CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA LOẠI HÌNH HỌC NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIẢ NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

1 Đức Ban, Nguyễn Công Trứ Người dấn thân, truy cập ngày 4/2/208

CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA LOẠI HÌNH HỌC NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Nhà nho tài tử trước hết, vẫn là nhà Nho kể từ nguồn gốc xuất thân, học vấn và quy trình đào tạo, lẫn hệ thống cơ bản trong nhân sinh quan và thế giới quan. Ở Việt Nam, chưa có điều kiện khảo sát đầy đủ xem chữ “Tài tử” xuất hiện lần đầu tiên trong sách nào, theo như phỏng đoán: trong thơ văn Lý Trần chưa thể xuất hiện khái niệm “tài tử”, khái niệm ấy chỉ có thể xuất hiện trong các loại sách có tính chất tiểu thuyết kiểu như Truyền kỳ mạn lục (thế kỷ XVI) hay trong các tác phẩm sớm hơn một chút. Tuy nhiên thời đại của từ “Tài tử” là Hậu kỳ trung đại, tức là từ thế kỷ XVIII trở đi. Tài tử thường gắn với loại tác giả thích cầm kỳ thi họa, sống ngoài vòng cương tỏa, ngông nghênh “khinh thế ngạo vật”. Nếu nhìn theo chiều dài lịch sử của mẫu hình nhà nho tài tử có thể thấy một quá trình từ Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, đến Tản Đà. Các sáng tác của họ biểu hiện xu hướng phi chính thống, hướng đến tự do phóng khoáng của con người cá nhân, thị tài, đa tình, khác với các nhà nho hành đạo hay ẩn dật coi trọng đạo đức khuôn phép. Sau đây, xin liệt kê ra một vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong loại hình nhà Nho tài tử.

2.1. Nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ:

Văn học Việt Nam phát triển đến thế kỷ XIX, với Nguyễn Công Trứ, thì xuất hiện đậm đặc danh xưng tài tử, kẻ tài bộ, bậc tài hoa, đấng anh hùng, đấng phi thường,... kiểu tôn

xưng của tính cách thị tài. Biểu lộ đức, giữ đức “độc thiện kỳ thân” hay “kiêm thiện thiên hạ” là nỗi canh cánh, niềm hãnh diện của nhà nho chính thống chứ không phải là tài. Nghĩa quân thân, tinh thần trách nhiệm xã hội được nhắc đến ít ỏi lại bị tinh thần thị tài, bị ước nguyện làm nên một sự nghiệp “lẫy lừng đâu đấy tỏ” áp đảo. Hành động “trí quân trạch dân” của người tài tử cũng nhằm để khẳng định cái tài của mình, để khoe tài nhiều hơn khẳng định lòng nhân. Có thể nhìn thấy hình mẫu của các nhà Nho tài tử thể hiện qua các bài thơ của Nguyễn Công Trứ:

· Bài ca ngất ngưởng. · Chí làm trai.

· Chí Nam nhi. · Tự tình.

· Cầm kì thi tửu bài 1.

Tài theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ đã là hoạt động trí tuệ. Cũng có khi chữ tài được thay bằng chữ “thông minh” trong câu “Thông minh nhất nam tử. Yêu vi thiên hạ kỳ''. Sự phô diễn tài và tình như vậy vừa biểu hiện phát triển ý thức về mình, ý thức cá nhân, vừa biểu hiện một thái độ thách thức, một thái độ chống phá lễ giáo. Nó không còn là thái độ thụ động tiêu cực “Dụngchi tắc hành, xả chi tắc tàng” mà là tính chủ động tích cực của sự khẳng định cá nhân. Sự khoe tài cũng trái với các nhà nho chính thống thường tự nói rằng mình bất tài, vụng về, lười biếng trong các tên hiệu Ngu ông, Chuyết ông, Lãn ông. Cái tài nào ông cũng nói đến với giọng điệu đầy tự hào, kiêu hãnh của người thị tài chứ không phải nói với ý thức phận vị, trách nhiệm quân thân. Tài kinh luân được ông nói đến như là mục đích của sự trổ tài: Kinh luân khởi tâm thượng/ Binh giáp tàng hung trung/ Vũ trụ chi gian giai phận sự/ Nam nhi đáo thử thị hào hùng (Cách xếp đặt việc nước đã định sẵn trong long. Đồ binh giáp để đánh giặc đã xếp sẵn trong bụng. Việc trong trời đất là phận sự của mình. Làm trai đến thế mới tài giỏi).

Cầm, kỳ, thi, tửu trong hát nói Nguyễn Công Trứ được sử dụng, được tìm đến ở trong hai trạng thái tinh thần: khi muốn túng dục, thích thú phong lưu (trạng thái này nhuốm sắc thái vật dục) vàkhi muốn thanh cao, tiêu dao ngoài cõi tục (trạng thái này nhuốm sắc thái triết học). Cả hai trạng thái tinh thần ấy đều nằm trong quan niệm nhân sinh quí thích

chí và đều muốn được phô bày trước xã hội. Cái năng lực cầm, kỳ, thi, tửu vừa được khoe như một cái tài đủ để hãnh diện với bên ngoài, vừa là một thú vui đủ để tự thoả mãn chính mình. Sự chủ động khẳng định mình về danh vọng, thể hiện mình về tài đã là một đặc điểm khác với tư tưởng an mệnh, thì sự so đo hưởng thụ, thoả mãn cái “bầu nhân dục”, “Cuộc nhân sinh bảy tám chín mười mươi, mười lăm trẻ năm mươi già không kể”, cũng khác với tư tưởng an bần lạc đạo, khắc kỷ, phục lễ. Nhiều lần Nguyễn Công Trứ trực tiếp nói cái đa tình của mình, tự nhận mình là người đatình với thái độ tự hào, có khi mang tính cường điệu, và gợi chút dục tính: Xưa nay mấy kẻ đa tình. Lão Trần là một với mình là hai. Càng già càng dẻo càng dai. Tính chất hoan lạc được đưa ra có thể xem là với mục đích khoe sự hưởng thụ nhục thể, được nói đến không bao hàm ý dưỡng sinh của Dương Chu mà thuần tuý là một hành vi mang tính xã hội, biểu hiện trong nó sự tự do, ngất ngưỡng như ông tự khoe, sự thách thức xã hội như ông muốn. Cái đa tình được quan niệm như là sở hữu riêng của người có tài. Người có tài được gặp minh quân cũng không bằng, hay còn dễ hơn được gặp giai nhân.

Nguyễn Công Trứ đặt việc hành lạc quan trọng hơn sống lâu. Và nội dung quan trọng nhất của cuộc sống là hành lạc. Nhận thức như vậy sẽ giúp chúng ta lí giải được rằng tại sao ông vừa quyết liệt khẳng định danh, vừa bất cần trước sự thăng giáng chức vị. Danh phải làm cho ông được khẳng định tài và thiết thực với niềm vui, cái gì không tạo ra niềm vui thì sẽ trở thành xa lạ với tư tưởng hành lạc của ông (Tế suy vật lí tu hành lạc. Hà dụng phù danh bạn thử thân). Người tài tử khẳng định danh là để khoe tài, tỏ tài và đchỉ hướng quân vương mịch ái khanh”. Trong trường hợp cụ thể, danh không đáp ứng các yêu cầu đó thì danh trở thành danh hão hay nếu phải chịu lựa chọn giữa danh và hành lạc thì người tài tử lựa chọn hành lạc. Cái đa dục của Nguyễn Công Trứ chứa đầy sự tương khắc, giữa cái đa dục của con người cá nhân và cái tính chức năng của con người phận vị, đa dục và nhàn. Đa dục là biểu hiện cụ thể của tư tưởng hành lạc, nhàn cũng là một biểu hiện của hành lạc nhưng giữa đa dục và nhàn ẩn chứa mâu thuẫn, Nguyễn Công Trứ cũng từng nghị luận, lập luận về nó như một vấn đề để từ đó tìm hướng giải pháp “tối ưu” trong cân bằng tinh thần (Người nhân thế muốn nhàn sao được…Khi ái ân, khi ai lạc, lúc sân si. Chứa chi lắm một bầu nhân dục).

Một loạt khái niệm mới được Nguyễn Công Trứ đưa ra để nói cái tư tưởng hành lạc, đó là: cuộc hành lạc, cuộc làm vui, chơi, nghề chơi, đường ăn chơi, thú phong lưu, đồ thích chí, thú ăn chơi...Đưa ra một loạt khái niệm mới để nói hành lạc, vừa lặp lại nhiều lần, vừa nói rất thích thú về nó, chứng tỏ tư tưởng nhân sinh quí thích chí của Nguyễn Công Trứ đã hằn lên các khái niệm, thúc đẩy sự hình thành các khái niệm mới. Sự xuất hiện các từ “cuộc” trong “cuộc hành lạc, cuộc làm vui” rồi “nghề” trong “nghề ăn chơi”, thêm nữa “đường ăn chơi, thú ăn chơi” tạo ấn tượng như những đơn vị tính của lạc thú. Điều đó khác với nhà nho chính thống, coi trọng cương thường, chỉ quan tâm đến nghĩa vụ, đến phụng sự mà không mấy quan tâm đến hưởng thụ với ý thức cá nhân. Các khái niệm “ăn chơi”, “thú ăn chơi”, “chơi”, “nghề chơi”, “ ồ ăn chơi”,... thường không nằm trong diễn ngôn của những nhà nho chính thống.

Trong sáng tác, đặc biệt ở hát nói, Nguyễn Công Trứ hay nói về mình, về các quan niệm sống, về những băn khoăn suy nghĩ, về các hành xử,... Ông cũng là người dùng nhiều khái niệm như danh, thân, nhân dục, hành lạc, tri túc, tri nhàn, rồi khí hạo nhiên, chính khí, kiến tính, xuất tính và cùng với hệ thống khái niệm được huy động được từ Nho, Phật, Lão, là các khái niệm lấy từ đời thường như chơi, ăn chơi, rồi ngông, ngất ngưởng, ngang tàng. Đồng thời việc sử dụng nhiều các khái niệm thường dùng ở những kiểu người khác nhau, một mặt cho thấy ông tự do, mặt khác cho thấy đó là một biểu hiện, một chỉ dấu của sự hình thành một kiểu người khác truyền thống. Một trong những triết lí hay sự lựa chọn được Nguyễn Công Trứ biện luận, so sánh, lập luận nhiều, suy tư nhiều là triết lí nhàn.1

2.2. Nhà nho tài tử Nguyễn Du:

Nguyễn Du là một nhà nho, nhưng sáng tác của ông thể hiện khá rõ “tinh thần phi Nho giáo”. Nhiều học giả đã phân tích tư tưởng Nguyễn Du từ các góc độ khác nhau, từ đó nhấn mạnh, sở dĩ tư tưởng Nguyễn Du phong phú, phức tạp bởi bên cạnh tinh thần Nho giáo, ông đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng Phật giáo và nhiều nguồn tư tưởng khác. Đây là những yếu tố quan trọng để nhận thấy rõ hơn tầm vóc Nguyễn Du trong tư cách của một nhà tư tưởng. Nguyễn Du cũng tự ý thức rõ về tài năng văn chương của mình cũng như cảm nhận một cách thấm thía cái thân phận khốn cùng mà người có tài văn

Một phần của tài liệu LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIẢ NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w