Nguyễn Đức Mậu, Mẫu hình nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ, Tạp chí nghiên cứu văn học, só 0/203.

Một phần của tài liệu LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIẢ NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

chương phải cáng đáng. Điều đó, được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư/ Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Đặc biệt, tác phẩm “Truyện Kiều” mang trong mình đầy đủ những tài năng của của đại thi hào Nguyễn Du, trong đó nhân vật Từ Hải cũng được phân tích khá chi tiết. Từ Hải rõ ràng không phải người “trung nghĩa” hay “người ẩn sĩ” nhưng Nguyễn Du lại dành sự tôn trọng, thán phục khi gọi Từ là “anh hùng”, là “trượng phu”:

“Thừa cơ trúc chẻ ngói tan

Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài

Trước cờ ai dám tranh cường

Năm năm hùng cứ một phương hải tần.”

2.3. Nhà nho tài tử Cao Bá Quát:

Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát vốn chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm “Chí làm trai”. Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc trượng phu đương thời, ông luôn tâm niệm và khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang hiển hách cho đời, coi đó là lý tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả - "nợ tang bồng". Cao Bá Quát vốn đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng chứng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên đứng trước một xã hội phong kiến bảo thủ, trì trệ và khủng hoảng, con người ấy đã không thể thỏa mãn khát vọng của mình. Một số bài thơ tiêu biểu của nhà Nho tài tử Cao Bá Quát:

· Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát). · Tài tử đa cùng phú.

· Tài Tử;...Giai Nhân.

2.4. Nhà nho tài tử Dương Khuê:

Ba thể loại sáng tác của ông khá phong phú về nội dung. Dương Khuê tuy lấy cầm kỳ thi tửu, ca xướng, trăng thanh gió mát làm thú tiêu sầu nhưng trong các tác phẩm vẫn đượm màu sắc đạo đức, tuy đó chỉ là đạo đức vào thời tàn, Vịnh 55 tuổi thọ, không buồn vì tuổi già mà ông lại tưởng nhớ đến ơn vua:

Thậm chí lúc vui thú với người tình cũ Bình Khang ông vẫn nhớ đến nghĩa vua tôi:

Thần tuy tội trọng đế do liên.

Văn thơ ông cũng thể hiện được cốt cách ung dung, đa tình của một bậc tài hoa, một tấm lòng trắc ẩn và thương xót trước những cô gái Bình Khang. Nội dung này được thể hiện qua những bài Ca trù. Với lối Ca trù, Dương Khuê đã để lại nhiều bài êm ái, hoa lệ, thiết tha:

Tiễn ai chi liễu giang đình,

Bận ai chi mối tơ tình vương chơi? Chắc ai đã nhớ đến lời,

Biết ai có nhớ đến người hôm nay?

Cũng là chữ “tình” nhưng ở Dương Khuê là một sự kín đáo, nhẹ nhàng theo kiểu “ghẹo nguyệt trêu hoa” chứ không nồng nàn sát phạt trong tình ái như Nguyễn Công Trứ, không ngao ngán đượm mùi bi quan yếm thế như Cao Bá Quát hay “nòi tình”, chơi bời phóng túng như Chu Mạnh Trinh. Thơ Dương Khuê tao nhã, hào hoa nhưng vẫn thể hiện được lý tưởng, giọng thơ thắm thiết tấm tình yêu chân thành, câu thơ đôi khi tỏ ra “coi thường”.

Một sắc thái nữa trong thơ Dương Khuê là cách đùa kín đáo và hóm hỉnh của ông. Cái cười trong thơ ông chỉ là cái cười pha trò làm vui, cái cười duyên dáng nhẹ nhàng, có thể nói rằng đó là nụ cười vô hại, hồn nhiên, lảng lướt, duyên dáng, chỉ vừa đủ cho ta mỉm cười thoáng qua làm cho ta nhiều lúc không biết đó là thơ vui hay thơ tình nữa. Cái cười pha trò đó khác hẳn với cái cười thâm sâu, ngụ ý răn đời của Nguyễn Khuyến, hay cái cười sâu cay của Tú Xương.

Thơ Dương Khuê có nhiều bài nói lên thú cầm, kỳ, thi, tửu, tả phong cảnh thiên nhiên hoa mỹ và tư tưởng phóng dật thường thấy ở các nhà nho xưa:

…Bầu rót rượu tiên mời bạn cũ

Tay nâng thuốc thánh chữa dân nghèo Thơ ngâm Lương Phủ người ngoài núi, Đàn gẩy cao sơn khách ngọn đèo…

Như vậy, ta có thể chia thơ Dương Khuê thành hai phần chính như sau: Thứ nhất: Nét đa tình với thú hát ả đào

Thứ hai: Thú cầm kỳ thi họa và thiên nhiên

Song song với hai nội dung chính đó là nội dung đượm màu đạo hạnh, chua xót trước cuộc đời. Thơ Dương Khuê phong nhã hào hoa mà vẫn lý tưởng, giọng thơ thắm thiết như

những tấm tình yêu chân thành, bài thơ thanh tao nhẹ nhàng, khéo léo. Những bài Hát nói tả tình yêu của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Chu Mạnh Trinh tuy có giống nhau về một xu hướng tình cảm nhưng ta vẫn thấy rõ được những điểm khác nhau trong cung bậc và cách thể hiện.

Có thể nói cùng với Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê là nhà nho tài tử cuối thế kỷ XIX, “có vai trò trong sự “giữ gìn” dòng mạch văn chương tài tử từ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà và Thơ mới, và góp phần làm phong phú hơn kho tàng văn học, văn hóa Việt Nam”1.

KẾT LUẬN:

Nho giáo là hệ thống tư tưởng lớn khởi nguồn từ Trung Hoa và có sức lan tỏa mạnh trên hầu hết khu vực văn hóa Á Đông. Đời sống văn hóa – chính trị các nước Á Đông hầu như luôn có dấu ấn của tư tưởng Nho giáo. Sức lan tỏa của hệ thống học thuyết này không chỉ ở thì quá khứ mà nối tiếp ở hiện tại và cả trong tương lai.

Nhưng bất cứ hệ thống tư tưởng hay học thuyết nào cũng không bao giờ là một thực thể tĩnh, mà luôn vận động cùng với sự chuyển dịch của đôi cánh thời – không như một nguyên lí chung của sự tồn tại. Nho giáo cũng là một hệ thống tư tưởng luôn vận động qua quá trình phát triển của mình. Nhưng trong suốt cả thời kì văn hóa trung đại (trung cổ phương Đông) Nho giáo vẫn chưa phải là có những thay đổi mang tính chất biến đổi hệ hình tư tưởng, cách tiếp nhận tư tưởng và hành xử của nhà Nho vẫn xoay quanh hai thái cực xuất – xử, hành – tàng. Nhưng đến thời cận đại, xã hội phong kiến phương Đông diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã làm xuất hiện mẫu hình nhà nho mới, “đọc sách thánh hiền nhưng suy nghĩ theo lối thị dân”, Và từ đây đời sống văn học Việt Nam đã bắt đầu có những biến đổi mang tính chất thay đổi hệ hình, xuất hiện nhà nho với những tư tưởng phi truyền thống. Chính điều này đã tạo ra thay đổi sâu sắc và thú vị trong văn học. Từ đây hình thành một loại hình học nhà nho tài tử đa tài và đa tình. Họ có một cái nhìn mới, quan niệm mới về tư tưởng, cách giải bày tâm sự, giải bày thế giới nội tâm. Họ phóng khoáng, cởi mở hơn trong những đề tài, hình tượng mà trước đây chưa có. Những nhà nho tài tử đã cá nhân hóa, đề cao cái tài, cái tình với lớp ngôn từ gần gũi, tự nhiên để giải phóng tâm hồn, thế giới bên

Một phần của tài liệu LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIẢ NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w