Đánh giá kiểm soát hen và viêm mũi dị ứng theo nồng độ oxid

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng (study of asthma control status in children with bronchial ashtma and allergic rhinitis) (Trang 124 - 127)

khí thở ra

Cơ chế sinh bệnh học chính của hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở liên quan đến tăng bạch cầu ái toan, đây là nền tảng cho việc điều trị và dự phòng hen. FeNO dưới 20 ppb là ngưỡng được khuyến cáo trong theo dõi

kiểm soát hen theo ATS8. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hen kiểm soát tốt xét theo FeNO sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng điều trị tương ứng là 61,8%, 78,6% và 76,6% cao hơn so trước điều trị là 37,9%. Trước điều trị, nồng độ FeNO của trẻ HPQ cao hơn 20ppb đều giảm tại các thời điểm theo dõi sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và thấp hơn so với lần thăm khám đầu (p<0,001). Khi điều trị bằng ICS, tình trạng viêm đường thở được cải thiện, triệu chứng lâm sàng giảm đồng thời nồng độ FeNO giảm. Năm 2010, Cowan và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 165 người trong đó có 94 bệnh nhân hen tăng phản ứng đường thở và có đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Nghiên cứu này nhằm đánh giá đáp ứng với corticosteroid giữa hai kiểu hình hen tăng bạch cầu ái toan (EA) và không tăng bạch cầu ái toan (NEA). Phân loại kiểu hình hen ở 94 bệnh nhân có 64% trường hợp tăng số lượng bạch cầu ái toan, 31% không biến đổi tế bào viêm tại đường thở và 2% hen tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Sau điều trị bằng ICS thì nhóm bệnh nhân EA cải thiện về triệu chứng lâm sàng (p<0,01), chất lượng cuộc sống (p=0,012), tính mẫn cảm đường thở (p=0,036) và FeNO (p=0,007) so với nhóm không tăng bạch cầu ái toan131. Visitsunthorn thử nghiệm lâm sàng cắt ngang trên 114 trẻ hen dị ứng trên 7 tuổi, trẻ hen nhẹ dai dẳng chiếm tỷ lệ 79,8%, số trẻ sử dụng ICS là 82,4%. Đánh giá kiểm soát hen theo GINA có 34,2% trẻ kiểm soát hoàn toàn; 44,7% kiểm soát một phần; 21,1% trẻ không kiểm soát. Không có sự khác biệt về nồng độ FeNO giữa nhóm trẻ HPQ có tình trạng kiểm soát hoàn toàn, kiểm soát một phần và không kiểm soát sau khi điều trị ICS [19.2 (95% CI 5.1-108.9), 24.9 (2.2-85.7), và 39.2 (2.4-192.3) ppb, (p = 0.24)]. Tuy nhiên ở 20 bệnh nhân chưa được điều trị ICS, nồng độ FeNO có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm hen có kiểm soát, kiểm soát một phần và không kiểm soát [31,8 (95%Cl 11,1-108,9) ppb; 34,1 (5,3-81,8) ppb; và 92 (46,3-192,3) ppb; p<0,05]. Như vậy, nồng độ

FeNO liên quan chủ yếu với tình trạng kiểm soát hen kém ở bệnh nhân hen không điều trị ICS132.

Nồng độ nNO biểu hiện tình trạng viêm của niêm mạc mũi xoang, do đó có thể thay đổi dưới tác dụng của các thuốc chống viêm, cũng như tác dụng của thuốc kháng thụ thể leukotrien. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nNO có thể giảm sau điều bằng montelukast và corticosteroid tại chỗ, và hiệu quả này tăng lên đáng kể khi kết hợp cả hai thuốc133, 134. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bên cạnh kiểm soát hen, trẻ hen phế quản có viêm mũi dị ứng được điều trị kiểm soát đồng thời viêm mũi dị ứng theo hướng dẫn của ARIA2. Kết quả sau điều trị cho thấy nồng độ nNO trung bình giảm dần từ 1592 (106 - 3302) ppb trước điều trị còn 769 (100 - 2673) ppb sau điều trị (p<0,001).

So sánh mức độ kiểm soát hen theo GINA, ACT với FeNO, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn theo FeNO cao hơn so với tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn theo GINA và thấp hơn tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn theo ACT. Tỷ lệ kiểm soát hen hoàn toàn theo CARATkids tương đương với tỷ lệ kiểm soát hen theo FeNO sau 3 tháng và 6 tháng điều trị dự phòng. Như vậy, đánh giá kiểm soát hen theo CARATkids phản ánh gần sát với mức độ viêm của đường thở theo FeNO ở trẻ hen phế quản có viêm mũi dị ứng. Tỷ lệ kiểm soát hen theo ACT cao nhất vì thang điểm này chỉ đánh giá các biểu hiện về lâm sàng của bệnh hen, chưa đánh giá được sự kiểm soát viêm mũi dị ứng và cũng không phản ánh được tình trạng viêm của đường thở vẫn còn diễn ra mặc dù triệu chứng lâm sàng đã cải thiện. Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh rằng triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân HPQ thay đổi sớm hơn so với các thay đổi về chức năng hô hấp và tình trạng viêm tại đường thở.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, liều ICS trung bình khi bắt đầu điều trị của nhóm HPQ có VMDƯ là 322 ± 124 µg. Liều ICS duy trì ở tháng thứ nhất

điều trị dự phòng là 346,4 ± 129,2 µg, sau đó giảm dần ở tháng thứ 3 là 268,8 ± 121,9 µg và duy trì ở tháng thứ 6 là 248,1 ± 135,6 µg (p<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới, một lần nữa khẳng định vai trò ảnh hưởng của VMDƯ lên hen phế quản. Halpern và cộng sự tiến hành một nghiên cứu lớn trên 34348 bệnh nhân HPQ có hoặc không có VMDƯ (bao gồm cả người lớn và trẻ em) để đánh giá ảnh hưởng của VMDƯ lên HPQ. Kết quả cho thấy nhóm HPQ có VMDƯ sử dụng SABA và ICS nhiều hơn, tỷ lệ nhập viện và chi phí điều trị cao hơn nhóm HPQ đơn độc135.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng (study of asthma control status in children with bronchial ashtma and allergic rhinitis) (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)