1. NỘI DUNG VỤ VIỆC
TÌNH HUỐNG SỐ 10: 1 NỘI DUNG VỤ VIỆC
1. NỘI DUNG VỤ VIỆC
Công ty cổ phần Bất động sản – Kiến trúc – Xây dựng Thái Bình Dương được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 08/09/2015. Ông Lâm là cổ đông sáng lập, giữ vai trò là chủ tịch HĐQT và là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ông Lâm có ý định chuyển nhượng một phần cổ phần phổ thông của mình tại công ty cho Công ty Seanam Trading Corporation (một công ty có quốc tịch Canada). Do đó, ngày 31/03/2017, ĐHĐCĐ Công ty Thái Bình Dương được triệu tập và đã chấp nhận cho ông Lâm chuyển nhượng 50.000 cổ phần phổ thông của mình.
Ngày 08/04/2017, ông Lâm ký hợp đồng chuyển nhượng 50.000 cổ phần phổ thông của mình tại Công ty Thái Bình Dương cho Công ty Seanam. Sau đó, Công ty Seanam đã chuyển vào tài khoản ngân hàng của ông Lâm số tiền là 27.500 đôla Canada (tương đương 500 triệu đồng) để thanh toán cho số cổ phần đã thỏa thuận mua. Ngày 01/06/2017, Công ty Thái Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận cổ đông số 08/GCN/TBD cho Công ty Seanam, xác nhận quyền sở hữu 50.000 cổ phần phổ thông của Công ty Thái Bình Dương.
Công ty Thái Bình Dương đã lập và gửi hồ sơ báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh về việc thay đổi cổ đông và nộp hồ sơ để đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể ghi tên Công ty Seanam vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ngày 24/9/2018, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho Công ty Thái Bình Dương liên quan đến nội dung chuyển nhượng nói trên như sau: “Trường
lập trên 3 năm khi thay đổi cổ đông sáng lập thì có thể tự thay đổi trong sổ đăng ký cổ đông và lưu giữ tại công ty”.
Tuy nhiên, vấn đề phát sinh ở đây là kể từ khi chuyển nhượng cổ phần đến thời điểm Công ty Seanam nộp đơn khởi kiện, Công ty Thái Bình Dương chưa một lần mời Công ty Seanam tham dự họp ĐHĐCĐ. Ngoài ra, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Thái Bình Dương (được đăng ký thay đổi lần thứ 11, ngày 05/12/2019) vẫn chưa có tên cổ đông sáng lập là Công ty Seanam. Do đó, ngày 24/9/2019, phía Công ty Seanam đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông Lâm trả lại 500 triệu đồng theo hợp đồng với lý do ông Lâm có lỗi trong việc làm cho Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không thực hiện được.
Tại phiên toà, ông Lâm trình bày:
Ngày 31/03/2017, ông Lâm đã yêu cầu tổ chức ĐHĐCĐ để thông qua việc chuyển nhượng 5% cổ phần phổ thông của ông cho Công ty Seanam và đã được ĐHĐCĐ chấp nhận.
Giao dịch chuyển tiền mua cổ phần ngày 19/05/2017 là hợp pháp, chứ không trái với pháp luật về ngoại hối theo như ý kiến của phía nguyên đơn.
Ông xác định đã chuyển nhượng cổ phần hợp lệ theo đúng Điều lệ công ty và quy định của pháp luật, như vậy, ông đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Công ty Seanam đã trở thành cổ đông Công ty Thái Bình Dương kể từ ngày 8/4/2017 (ngày ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần).
Công ty Seanam đã trở thành cổ đông của Công ty Thái Bình Dương, do đó, theo Luật Doanh nghiệp thì Công ty Seanam sẽ không được rút vốn ra khỏi Công ty Thái Bình Dương, trừ trường hợp được Công ty Công ty Thái Bình Dương hoặc người
khác mua lại cổ phần.
[Vụ việc biên soạn từ tình tiết của Bản án số 175/2013/KDTM-PT của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Tp. Hồ Chí Minh]
2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
a. Ông Lâm có được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho Công ty Seanam không?
b. Công ty Seanam đã trở thành cổ đông của Công ty Thái Bình Dương hay chưa? Cơ sở nào để nhận diện tư cách cổ đông CTCP trong trường hợp này? c. Giả sử Công ty Seanam đã trở thành cổ đông CTCP thì Công ty Seanam có được rút vốn khỏi Công ty Thái Bình Dương hay không?