Hợp tác văn hóa-xã hội

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (20092020). (Trang 63 - 64)

Hợp tác kinh tế càng phát triển thì nhu cầu giao lưu văn hóa càng tăng mạnh. Hai bên thỏa thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục,thanh thiếu niên, nghệ thuật, phát thanh-truyền hình, thể thao nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và nhất trí cho rằng, sự giao lưu nhân sự giữa hai nước, đặc biệt là thanh thiếu niên, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước. Hai bên thỏa thuận sẽ xem xét các biện pháp cụ thể nhằm làm sống động hơn nữa hoạt động giao lưu thanh thiếu niên tăng cường hơn nữa giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Giao lưu nhân dân giữa hai quốc gia vô cùng nhộn nhịp với gần 200.000 công dân mỗi nước sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia [139]. Nhiều địa phương đã ký kết các văn bản hợp tác thể hiện tình hữu nghị và đang duy trì mối quan hệ truyền thống, tốt đẹp. Cộng đồng đông đảo này của mỗi bên đã góp phần làm cho nhân dân của mỗi nước hiểu về nhau ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn. Ở Việt Nam, không thiếu những khu chung cư cao cấp, trong đó người thuê nhà đa số là Hàn Quốc, đến mức các thông báo ở các bảng tin, trong các thang máy ngoài tiếng Việt và tiếng Anh là tiếng Hàn. Năm 2019, Việt Nam là quốc gia có số du học sinh tại Hàn Quốc lớn thứ hai với 37.426 sinh viên, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong số hơn 160.165 sinh viên nước ngoài đang theo học các chương trình giáo dục bậc đại học tại Hàn Quốc, sinh viên Việt Nam chiếm 23,4%, tăng gấp 14 lần so với năm 2009 [55].

Trong 2 năm 2019-2020, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn thế giới, trong đó có quan hệ giữa các nước. Trong bối cảnh đó, dưới ảnh hưởng của quan hệ ĐTCL, Việt Nam và Hàn Quốc đã có những hỗ trợ nhau rất đáng kể. Đầu năm 2020, hai bên đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, cùng các vấn đề được hai bên quan tâm. Ngày 23/6/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, hai bên đã thống nhất cùng thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, sản xuất và hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 để sớm đẩy lùi dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đưa giao lưu nhân dân hai nước trở lại bình thường. Trong dịp này, hai nước đã Bản ghi nhớ về Chương trình ứng phó Covid-19 giữa Viện vệ sinh dịch tễ trung ương Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc. Tiếp theo đó, ngày 22/7/2021, Thủ tướng Việt Nam đã điện đàm với Thủ tướng Hàn Quốc. Việt Nam đã đề nghịHàn Quốc tục hỗ trợ vaccine qua cơ chế COVAX, theo các hợp đồng đã ký kết trong thời gian nhanh nhất; phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu và sớm chuyển giao công nghệ vaccine phòng ngừa Covid-19 nhanh nhất, hiệu quả nhất [166]. Hàn Quốc đã đánh giá cao chiến lược vaccine của Việt Nam, hoan nghênh, nhất trí cao với các đề xuất của Việt Nam trong hợp tác về vaccine và sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc, khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong vấn đề này.

Về hỗ trợ vật chất, ngay từ khi có dịch bệnh Covid-19, chính phủ Hàn Quốc thông qua đại diện KOICA đã triển khai các dự án ủng hộ Việt Nam. Cụ thể, KOICA đã tài trợ 40 máy đo thân nhiệt từ xa tại 10 sân bay quốc tế cho Bộ Y tế Việt Nam. Đây là loại máy tối tân nhất, độ phân giải hình ảnh cao, phát hiện nhanh những người có thân nhiệt cao ngay khi cách xa camera 10 mét. Đồng thời, KOICA sẽ tổ chức các chương trình tăng cường năng lực cho các chuyên gia y tế và cán bộ kiểm dịch của Việt Nam. Tổng giá trị gói viện trợ không hoàn lại của KOICA khoảng 1 triệu USD. Cùng với dự án trên, Chính phủ Hàn Quốc đã viện trợ không hoàn lại 2,5 triệu USD để cung cấp bơm kim tiêm và hộp an toàn hỗ trợ chính phủ Việt Nam triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19. Cùng với chính phủ Hàn Quốc, các tập đoàn, Hiệp hội của Hàn Quốc cũng đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, như Tập đoàn Panko (Hàn Quốc) đã hỗ trợ Việt Nam 1 triệu USD cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; Hội Hàn kiều tại Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng 100 triệu đồng, 1.000 bộ đồ bảo hộ và 10.000 khẩu trang y tế cho thành phố để phòng chống dịch. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng hỗ trợ các vật dụng y tế cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía nam, đồng thời quyên góp hơn 180 tỉ đồng cho Chính phủ Việt Nam [166].

Có thể nói, quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc có ảnh hưởng rất tích cực đến việc thắt chặt quan hệ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Trong lúc quốc gia nào cũng đang phải căng mình để đối phó với dịch bệnh, mà nước này vẫn hỗ trợ, giúp đỡ nước kia, thì sự giúp đỡ đó, rộng hơn là quan hệ hai bên phải là rất tốt, phải có cơ sở và triển vọng rất tích cực. Người dân hai

61

quốc gia cũng có nhiều điểm chungvề cả văn hóa và xã hội. Bộ phim truyền hình nổi tiếng gần đây nhất của Hàn Quốc với tựa đề “Trò chơi Con mực” được phát trên Netflix là một minh chứng hoàn hảo, mô tả sự hợp tác về văn hóa giữa hai quốc gia. Đội phụ trách hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim đến từ Việt Nam đã góp phần tạo nên sự thành công cho bộ phim. Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là một minh chứng khác. Nhờ sự chung sức giữa HLV trưởng Park Hang Seo và từng thành viên của đội tuyển, ĐTBĐ Quốc gia Việt Nam lần đầu tiên đã lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup [14].

4.1.1.3.Hợp tác trên các lĩnh vực khácHợp tác phát triển và khoa học - kỹ thuật

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (20092020). (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w